7 Triệu chứng viêm thực quản điển hình cần lưu ý

Viêm thực quản là căn bệnh có thể gặp phải ở mọi độ tuổi và giới tính. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Dưới đây là 7 triệu chứng viêm thực quản phổ biến người bệnh cần đặc biệt lưu ý theo dõi.

1. Viêm thực quản nguy hiểm như thế nào?

1.1 Khái niệm bệnh viêm thực quản

Bệnh viêm thực quản xảy ra khi các mô ở thực quản bị tổn thương gây nên tình trạng viêm, các mô thực quản, ống cơ cung cấp thức ăn tới dạ dày.

Bệnh viêm thực quản khiến người bệnh khó chịu, đau đớn, đau ngực và khó nuốt. Axit dạ dày trào ngược thực quản, nhiễm trùng hay thuốc dị ứng có thể dẫn tới tình trạng viêm thực quản.

trao nguoc

Axit dạ dày trào ngược có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm thực quản

1.2 Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm thực quản

Nếu trở thành mạn tính, bệnh viêm thực quản sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Đồng thời có thể khiến người bệnh gặp phải những biến chứng như:

– Thủng thực quản: các biểu hiện thường thấy như đau dữ dội ở cổ, đau lưng, đau sau xương ức, đau thượng vị, mạch đập nhanh, sốt, khó thở…

– Viêm màng phổi: khó thở, đau, màng phổi dày khi chụp Xquang, nghe tiếng cọ màng phổi…

– Viêm màng tim

– Viêm thanh-thực quản

– Hẹp thực quản.

2. Những triệu chứng bệnh viêm thực quản điển hình cần lưu ý

2.1 Chứng khó nuốt – triệu chứng bệnh viêm thực quản điển hình

Đây là dấu hiệu phổ biến thường gặp, người bệnh luôn có cảm giác vướng khi ăn uống.

Chứng này cũng có thể khiến người bệnh mất khẩu vị khi ăn khiến cơ thể dễ bị sút cân.

2.2 Nuốt đau – Triệu chứng viêm thực quản ảnh hưởng sinh hoạt

Bên cạnh khó nuốt, nuốt đau là triệu chứng bệnh khiến người bệnh khó chịu. Nuốt đau khi ăn khiến người bệnh chán ăn, lười ăn và nếu kéo dài có thể khiến cơ thể suy nhược.

2.3 Trào ngược dịch vị dạ dày

Cảm giác nóng rát ngực hoặc họng và cản trở thức ăn đi xuống thực quản là triệu chứng nhiều bệnh nhân gặp phải. Điều này cũng khiến việc nuốt trở nên khó khăn hơn.

2.4 Đau họng

Khi xảy ra tình trạng viêm, người bệnh có thể cảm thấy đau họng. Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng thông thường.

dau rat co hong

Đau rát họng là một trong số những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm thực quản

2.5 Khàn tiếng

Cũng tương tự như đau họng, khi bị khàn tiếng, nhiều bệnh nhân lầm tưởng đó là viêm họng.

Tuy nhiên khi thực quản bị viêm cũng có thể khiến người bệnh bị khàn tiếng hoặc khó nói chuyện.

2.6 Nóng rát ngực

Đây là biểu hiện tiêu biểu để nhận biết các bệnh về tiêu hóa, trong đó có bệnh viêm thực quản.

2.7 Buồn nôn hoặc nôn ói

Đây là biểu hiện thường gặp của bệnh viêm thực quản. Hệ tiêu hóa yếu khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng dẫn tới người bệnh dễ cảm thấy buồn nôn hoặc bị nôn.

2. Những biện pháp giúp phát hiện và phòng chống viêm thực quản

3.1 Biện pháp phát hiện sớm viêm thực quản

Để ngăn chặn bệnh trở nên nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt; người bệnh cần thăm khám sớm ngay khi thấy những dấu hiệu kể trên.

Nhằm chẩn đoán bệnh viêm thực quản, hiện nay các bác sĩ có thể chỉ định:

– Nội soi phát hiện tổn thương trong niêm mạc thực quản (hoặc dạ dày)

– Xét nghiệm máu: Để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng, dị ứng hoặc các vấn đề sức khỏe khác có thể liên quan đến viêm thực quản.

– Chụp X-quang có barium (Barium Swallow): Người bệnh sẽ uống dung dịch barium trước khi chụp X-quang, giúp bác sĩ quan sát cấu trúc và chức năng của thực quản. Phương pháp này có thể giúp phát hiện bất thường hoặc tổn thương.

– Xét nghiệm mô học (Biopsy): Nếu có tổn thương nghi ngờ, bác sĩ có thể lấy mẫu mô từ thực quản trong quá trình nội soi để xác định loại viêm (ví dụ: viêm do nhiễm trùng, dị ứng, hay viêm do thuốc).

– Đo áp lực thực quản độ phân giải cao (HRM): đánh giá chức năng của thực quản thông qua đo áp lực bên trong thực quản và các cơ liên quan

– Đo pH thực quản 24 giờ: đánh giá tình trạng trào ngược dạ dày thông qua axit thực quản và các cơn trào ngược

do pH thuc quan 24 gio TCI

Kỹ thuật viên tiến hành đo pH thực quản 24 giờ cho bệnh nhân

3.2 Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm thực quản

– Ăn chậm, nuốt chậm, nhai kỹ

– Hạn chế những thực phẩm dễ gây trào ngược hoặc dị ứng như: cà phê, hoa quả có vị chua, cà chua, rượu, đồ cay, đồ chứa nhiều gia vị…

– Ăn theo thực đơn khoa học, tập luyện thể dục, bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu…

– Không nằm ngay sau khi vừa ăn xong.

Bệnh viêm thực quản tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại tiềm tàng rất nhiều nguy cơ biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và cuộc sống. Đồng thời, nếu để kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng do chán ăn. Vì vậy, người bệnh không nên xem nhẹ những triệu chứng viêm thực quản nói trên mà hãy nhận sự tư vấn của chuyên gia.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *