Không ăn, chán ăn… có thể là bệnh lý về tâm thần gây nhiều hệ lụy nặng nề cho sức khỏe.
Bệnh chán ăn gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và việc điều trị cũng rất phức tạp – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết và Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết mới đây bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân (BN) nữ 18 t.uổi, sinh viên năm nhất một trường đại học tại Hà Nội, đến khám do bị mất kinh 6 tháng không rõ nguyên nhân. BN này còn kèm theo tăng men gan, đã được làm rất nhiều xét nghiệm và điều trị nhiều nơi nhưng không có kết quả.
“Qua thăm khám, nữ BN cho biết do sợ béo nên đã nhịn ăn kéo dài để giảm cân và đã giảm gần 20 kg trong năm 2019, từ hơn 60 kg xuống còn hơn 40 kg”, bác sĩ Bảy thông tin.
Một dạng rối loạn hành vi ăn uống
Theo bác sĩ Bảy, xét nghiệm tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy BN có giảm hormone s.inh d.ục đơn thuần, nhưng không phát hiện được bệnh thực tổn nào gây mất kinh. Sau khi thăm khám, BN được chẩn đoán mắc bệnh chán ăn tâm căn hay chán ăn tâm thần (Anorexia Nervosa). Đây là một dạng rối loạn hành vi ăn uống, có đặc điểm là gầy nhanh bất thường, nguyên nhân do bất thường trong cảm nhận về ngoại hình của bản thân, sợ tăng cân.
“Ngay cả khi đã rất gầy, họ vẫn tìm mọi cách giảm cân bằng cách nhịn đói, gây nôn, uống thuốc gây tiêu chảy, tập thể dục quá mức… Hậu quả là người bệnh rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu m.áu, tăng men gan, rối loạn điện giải, rối loạn nội tiết, trong đó có mất kinh do không rụng trứng, thậm chí có thể t.ử v.ong”, bác sĩ Bảy lưu ý.
Cần hỗ trợ của bác sĩ tâm thần
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Bảy, bệnh chán ăn tâm thần – Anorexia Nervosa thường gặp ở trẻ gái v.ị t.hành n.iên (t.uổi teen). Ước tính 70 – 90% trẻ gái bị chán ăn tâm căn có mất kinh ít nhất 3 tháng, ngoài ra có thêm 6 – 8% trẻ bị rối loạn k.inh n.guyệt hoặc thiểu kinh. Nguyên nhân do giảm ăn, giảm lượng calo quá nhiều và kéo dài dẫn đến rối loạn chức năng vùng dưới đồi, làm giảm nồng độ gonadotropin và hormone s.inh d.ục nữ như estrogen.
Theo thống kê từ Hiệp hội Rối loạn ăn uống của Mỹ (NEDA), bệnh Anorexia Nervosa là nguyên nhân chủ yếu gây t.ử v.ong ở lứa t.uổi thanh thiếu niên tại Mỹ. Những người mắc bệnh chán ăn tâm thần trong độ t.uổi 15 – 24 có nguy cơ t.ử v.ong cao gấp 10 lần so với những người cùng lứa. Chứng rối loạn ăn uống này ảnh hưởng tới cả phụ nữ lẫn đàn ông.
Cũng theo NEDA, những hành vi biểu hiện bệnh mà phụ huynh và người thân cần chú ý ở con mình để có sự can thiệp kịp thời: sụt cân nhanh, luôn ám ảnh về cân nặng, mặc nhiều đồ để giấu tình trạng sụt cân hoặc luôn cảm thấy lạnh ngay cả khi trời nóng, đồ ăn cắt nhỏ hoặc chia ra những phần rất nhỏ rồi không đụng tới, cô lập chính mình – không tham gia các hoạt động chung, không ăn chung…
Phương An
Nhiều nghiên cứu siêu âm vùng chậu cho thấy những phụ nữ bị chán ăn tâm căn có tử cung nhỏ như trẻ trước dậy thì và nội mạc tử cung rất mỏng, thậm chí không thấy. Buồng trứng cũng teo lại như trước dậy thì, đôi khi không nhìn thấy trên siêu âm.
“Việc điều trị chán ăn tâm căn khá phức tạp, cần sự tham gia phối hợp của bác sĩ nội tiết, bác sĩ tâm thần và chuyên gia dinh dưỡng. Những trường hợp suy dinh dưỡng nặng, có rối loạn điện giải hay rối loạn nhịp tim… cần phải nhập viện”, bác sĩ Bảy cho biết.
Thời gian điều trị chán ăn khác nhau tùy từng BN, phụ thuộc vào sự phục hồi cân nặng về bình thường vì đây là điều kiện tiên quyết để BN có thể thoát khỏi các rối loạn về thể chất cũng như tâm lý và có thể có k.inh n.guyệt trở lại. Theo bác sĩ Bảy, hiện chưa có thuốc nào được chứng minh có tác dụng với bệnh lý này.
Không có triệu chứng, gan nhiễm mỡ “âm thầm” tiến triển viêm gan, xơ gan
Hầu hết các trường hợp mắc gan nhiễm mỡ không có triệu chứng, người bệnh chỉ tình cờ đi khám phát hiện ra. Khi tiến thành viêm gan nhiễm mỡ, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, chán ăn, gan to.
Một trong những nguyên nhân gây tổn thương gan thường gặp hiện nay là gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ được chia làm hai nhóm: gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu. Ở cả hai nhóm người ta đều nhận thấy các tế bào gan chứa đầy các hạt mỡ.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Non-alcoholic fatty liver disease: NAFLD) là nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng men gan. Tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở châu Âu khoảng 35%, ở châu Á khoảng 25%.
Theo BS Trần Văn Thanh Khoa A3-B, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội), tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khoảng 15-30 % dân số bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, khoảng 12 – 40 % trong nhóm bệnh nhân này sẽ diễn tiến tới viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Khoảng 15 – 25 % bệnh nhân viêm gan nhiễm mỡ không do rượu sẽ diễn tiến đến xơ gan, và khoảng 7 % trong nhóm bệnh nhân xơ gan sẽ diễn tiến tới ung thư tế bào gan.
Đối tượng nguy cơ bệnh gan nhiễm mỡ gồm:
-Tăng cholesterol, triglyceride trong m.áu
-Béo phì, béo bụng
-Đái tháo đường
-Hội chứng buồng trứng đa nang
-Hội chứng ngưng thở khi ngủ
– Suy giáp
-Suy tuyến yên
Hầu hết gan nhiễm mỡ không có triệu chứng, chỉ tình cờ đi khám phát hiện ra. Một số dấu hiệu gan nhiễm mỡ khi bệnh tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ gồm mệt mỏi, chán ăn, gan to
Khi tình trạng xơ gan xuất hiện, có thể có các triệu chứng: vàng da vàng mắt, các sao mạch xuất hiện, lòng bàn tay son, cổ trướng (dịch ổ bụng), lách to.
Các biện pháp điều trị và dự phòng bệnh gan nhiễm mỡ
Theo BS Thanh, không có thuốc hay biện pháp nào làm hết ngay tình trạng gan nhiễm mỡ, nhưng nó có thể cải thiện dần dần nếu thay đổi lối sống kịp thời kết hợp với điều trị các bệnh lý đi kèm.
Giảm cân
Giảm cân sẽ làm giảm sự tổn thương gan, cải thiện sự đề kháng insulin, là điều bắt buộc phải thực hiện. Mục tiêu giảm từ 0,5-1kg cân nặng mỗi tuần. Đối với những người không thể đạt mục tiêu cân nặng trong 6 tháng và có tình trạng viêm gan nhiễm mỡ, có thể cần phải phẫu thuật cắt một phần dạ dày và nối thông dạ dày-ruột (nối vị tràng)
Vitamin E
Vitamin E có thể cải thiện tình trạng viêm ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ mà không có đái tháo đường qua một số nghiên cứu. Vì đối tượng của các nghiên cứu này không bao gồm những bệnh nhân đái đường và xơ gan mất bù cho nên vitamin E chưa chứng minh được lợi ích cho những bệnh nhân này.
Ngoài ra không nên sử dụng vitamin E cho bệnh nhân nam- những người có t.iền sử hoặc t.iền sử gia đình ung thư t.iền liệt tuyến, vì nó làm tăng nguy cơ ung thư này ở nam giới. Cũng không nên sử dụng vitamin E liều cao quá 800UI/ ngày vì có thể làm tăng tỉ lệ t.ử v.ong do mọi nguyên nhân.
Thuốc
Gan nhiễm mỡ kèm tiểu đường có thể sử dụng một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện được tình trạng viêm và xơ hóa ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ
Omega 3
Một số nghiên cứu cho thấy acid béo omega 3 có thể cải thiện được tình trạng viêm gan nhiễm mỡ, tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa
Kiểm soát các rối loạn lipid m.áu
Bệnh nhân nên sử dụng các statin mà không chuyển hóa kéo dài qua gan như rosuvastatin hay pravastatin.