Thai phụ 33 tuần nhập viện cấp cứu vì ruột thừa vỡ mủ

Một phụ nữ mang thai 33 tuần bị viêm ruột thừa vỡ mủ hưởng đến tính mạng cả mẹ lẫn thai nhi vừa được Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum phẫu thuật nội soi thành công.

thai phu 33 tuan nhap vien cap cuu vi ruot thua vo mu 1b4 5485483

Thai phụ N.T.V. (trú tại xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng hố chậu phải, vị trí không xác định, không có dấu hiệu sốt.

Qua thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán: Viêm ruột thừa vỡ mủ và được các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp hội chẩn phẫu thuật cấp cứu bằng phương pháp nội soi.

Trong quá trình phẫu thuật cấp cứu, các bác sĩ phát hiện tử cung lớn đè lên ruột thừa, ruột thừa nung mủ. Sau 1 giời tiến hành phẫu thuật, ca phẫu thuật đã diễn ra thuận lợi, cả thai phụ và thai nhi đều an toàn.

Bác sĩ Đặng Văn Long, Khoa Ngoại tổng hợp cho biết: Viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai lớn (trên 30 tuần t.uổi) có chuyển biến nhanh và nguy hiểm. Biểu hiện lâm sàng ở đa số các trường hợp viêm ruột thừa chính là những cơn đau bụng dữ dội ở vùng hố chậu phải, nhưng cũng có thể đau vùng thượng vị (dễ bị nhầm với đau dạ dày) hoặc đau quanh rốn (dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa) và những vị trí khác.

Trường hợp trên, thai phụ bị viêm ruột thừa gây co và đau tử cung nên dễ nhầm lẫn với biểu hiện của sinh non hoặc chuyển dạ. Đồng thời, tử cung to cũng đẩy ruột thừa ra khỏi vị trí bình thường khiến các bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Nếu để lâu, một số hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra cho sản phụ và thai nhi như dọa sinh non hoặc sinh non, nguy cơ xa hơn là viêm phúc mạc, choáng n.hiễm t.rùng, nhiễm độc dẫn đến t.ử v.ong.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo: Thai phụ khi có bất thường ở bụng hay đau bụng, tức bụng, ói, sốt, tiêu lỏng… nên đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác, hiệu quả nhằm tránh các biến chứng khó lường cho mẹ và thai nhi.

Nữ bệnh nhân bị lơ mơ, co giật, yếu nửa người do bị u tụy hiếm gặp

Ngày 29/12, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ vừa phẫu thuật nội soi thành công cho bệnh nhân nữ 57 t.uổi bị khối u tụy tiết insulin (Insulinoma).

nu benh nhan bi lo mo co giat yeu nua nguoi do bi u tuy hiem gap 57d 5477679

Bác sĩ thăm khám lại cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Theo bác sĩ, đây là loại u tụy rất hiếm gặp. Bệnh rất khó chẩn đoán do triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Sau phẫu thuật nội soi cắt bỏ thân đuôi tụy, tình trạng hạ đường huyết và co giật chấm dứt, bệnh nhân đang dần trở lại như người bình thường.

Trước đó, vào lúc 10h20 ngày 18/12, các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân nữ từ bệnh viện khác chuyển đến. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mạch nhanh, lơ mơ, gọi không trả lời, co giật, yếu nửa người bên người trái.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não không ghi nhận tổn thương đặc hiệu. Tại đây bệnh nhân lơ mơ và co giật liên tục. Kết quả xét nghiệm đường m.áu là 18mg% (bình thường là 80 – 120mg%). Sau khi loại trừ tổn thương thực thể của sọ não bệnh nhân được chuyển đến khoa Nội tiết để kiểm soát đường huyết.

Tại khoa Nội Tiết các bác sĩ cho cho xét nghiệm kết quả nồng độ insulin và C-Peptid tăng cao. Bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cản quang thì phát hiện khối u vùng thân đuôi tụy kích thước 13 x 20mm. Trong thời gian nằm theo dõi và điều trị tại khoa Nội Tiết, mặc dù được truyền glucose liên tục nhưng bệnh nhân vẫn thường xuyên có những cơn hạ đường huyết kèm theo co giật.

Bác sĩ tổ chức hội chẩn liên khoa, bệnh nhân được chẩn đoán bị khối u tụy tiết insulin (Insulinoma). Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng hạ đường huyết và gây co giật cho bệnh nhân.

Ngày 24/12 bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt thân và đuôi tụy qua nội soi. Khi chuyển xuống phòng mổ bệnh nhân lại lên cơn hạ đường huyết, lơ mơ, vã mồ hôi và co giật. Các bác sĩ phải tiến hành cấp cứu khi tình trạng bệnh nhân ổn mới tiến hành gây mê để phẫu thuật. Sau hơn 2 giờ đồng hồ ca mổ cắt bỏ thân đuôi tụy qua nội soi thành công.

Sau phẫu thuật tình trạng bệnh nhân được cải thiện, các cơn hạ đường huyết không còn xảy ra.

Con gái của bệnh nhân cho cho biết, bà C có biểu hiện bệnh hơn 2 năm nay. Lúc đầu cứ mỗi tuần 2 – 3 lần bệnh nhân bị lên cơn co giật rồi lơ mơ, sau 1-2 giờ sẽ tỉnh rồi khỏi. Người nhà đã đưa bà đi khám rất nhiều bệnh viện, đều được chẩn đoán động kinh và rối loạn tâm thần nên điều trị không khỏi. Khoảng hai tháng nay bệnh nặng hơn, ngày nào cũng hôn mê và co giật, có ngày 3 đến 4 cơn nên đến Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ và sau đó được chuyển đến Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ.

BSCKII. La Văn Phú, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, phẫu thuật viên chính cho biết, bệnh u tụy tiết insulin là bệnh lý hiếm gặp, bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thần kinh. Biểu hiện lâm sàng lúc đầu là dấu hiệu hạ đường huyết, bệnh nhân cảm giác đói bụng, thèm ăn liên tục.

Về sau khi bệnh nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu glucose m.áu não biểu hiện bằng đau đầu, lú lẫn, rối loạn thị giác, động kinh, thay đổi nhân cách, nặng thì hôn mê và tăng tiết cathecholamin với biểu hiện mạch nhanh, run tay chân, vã mồ hôi, dễ bị kích thích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *