10 loại thực phẩm giúp tăng đề kháng mùa lạnh

Trà gừng, tỏi, cam, bông cải xanh, trứng… chứa nhiều vitamin, chất khoáng, flavonoid giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, phòng cảm lạnh.

10 loai thuc pham giup tang de khang mua lanh 5b9 5574339

Tỏi: Tỏi chứa canxi, kali và hợp chất sulfuric có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp tăng đề kháng, phòng cảm lạnh.

10 loai thuc pham giup tang de khang mua lanh 0d5 5574339

Trứng: Trứng chứa nhiều vitamin D giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ bị cảm lạnh.

10 loai thuc pham giup tang de khang mua lanh ba5 5574339

Trà gừng: Gừng có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, tốt cho hệ hô hấp. Flavonoid trong trà xanh là một chất chống ô xy hóa mạnh giúp tăng cường miễn dịch.

10 loai thuc pham giup tang de khang mua lanh 14a 5574339

Sô cô la đen: Sô cô la đen chứa lượng lớn hợp chất chống ô xy hóa có tác dụng giảm ho đối với những người bị viêm phế quản.

10 loai thuc pham giup tang de khang mua lanh 639 5574339

Bông cải xanh chứa sulforaphane giúp kích hoạt các gen và enzym chống ô xy hóa trong các tế bào miễn dịch, giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa bệnh.

10 loai thuc pham giup tang de khang mua lanh ae6 5574339

Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều kẽm, đây là hợp chất giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh và tăng cường miễn dịch hiệu quả.

10 loai thuc pham giup tang de khang mua lanh 005 5574339

Cà chua: Trong một quả cà chua chứa hơn 16 mg vitamin C, giúp tăng cường sức mạnh của các tế bào thực bào và tế bào của cơ thể.

10 loai thuc pham giup tang de khang mua lanh 674 5574339

Việt quất: Flavonoid có trong việt quất có thể giúp điều trị và ngăn ngừa ho, cảm lạnh.

10 loai thuc pham giup tang de khang mua lanh f98 5574339

Sữa chua: Quá trình lên men sữa chua tạo nên enzym proteaza, có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

10 loai thuc pham giup tang de khang mua lanh fbe 5574339

Cải bó xôi có nhiều chất xơ, kali, sắt, magie giúp tăng cường quá trình trao đổi năng lượng, duy trì chức năng hệ thần kinh, nhịp tim, tăng cường miễn dịch./.

Chống say xe có nên dùng thuốc?

Di chuyển trên những quãng đường xa đã trở thành nỗi ám ảnh, nhất là những người dễ bị “say xe”. Do đó, việc sử dụng các loại thuốc chống say xe, chống nôn trong những chuyến đi rất phổ biến. Nhưng việc dùng thuốc cũng cần hết sức cẩn trọng.

Tại sao chúng ta lại say xe?

Não là trung tâm chỉ huy của cơ thể, tiếp nhận và xử lý mọi thông tin từ các giác quan, “cảm biến” khắp cơ thể báo về. Khi chúng ta ngồi trên tàu hoặc xe, não bộ cảm nhận cơ thể đang trong trạng thái ở một chỗ, không chuyển động.

Tuy nhiên, sự rung lắc liên tục không theo quy luật trong quá trình di chuyển của phương tiện khiến các “cảm biến” (đặc biệt là hệ thống t.iền đình có vai trò kiểm soát cảm giác cân bằng của cơ thể) gửi tín hiệu của sự chuyển động cơ thể về não. Các tín hiệu hỗn độn không thống nhất này làm não phản ứng, gây cảm giác choáng, buồn nôn và nôn.

chong say xe co nen dung thuoc 16a 5559611

Các loại thuốc chống say xe phổ biến

Thuốc kháng histamine H1

Ngoài tác dụng chính là chống dị ứng, một số thuốc thuộc thế hệ thứ nhất trong nhóm thuốc này được sử dụng để phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt do say tàu xe. Các thuốc hay được sử dụng cho điều trị say xe là diphenhydramine, dimenhydrinate, cinnarizine, meclizine…

Tất cả các loại thuốc chống say xe đều có hiệu quả ngăn ngừa tốt hơn là điều trị, vì vậy bạn phải sử dụng ít nhất 30 phút trước khi khởi hành. Không được kết hợp nhiều loại thuốc để uống cùng lúc (đặc biệt là các t.huốc a.n t.hần khác), sẽ làm tăng tác dụng ức chế thần kinh của các thuốc này. Lưu ý không sử dụng thuốc khi đã uống rượu.

Đối với t.rẻ e.m, các thuốc nói trên không khuyến cáo sử dụng để chống say xe cho t.rẻ e.m dưới 2 t.uổi, đặc biệt đối với cinnarizine là trẻ dưới 5 t.uổi và meclizine là trẻ dưới 12 t.uổi. Tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này là mệt mỏi, buồn ngủ, khô miệng… Thuốc còn làm tăng nhãn áp, vì vậy bệnh nhân cườm nước (glaucoma) không nên sử dụng các thuốc này. Người có thai và cho con bú cũng nên hạn chế sử dụng.

chong say xe co nen dung thuoc e92 5559611

Scopolamine có hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn say xe

Thuốc kháng đối giao cảm

Hoạt chất được sử dụng cho tác dụng chống say xe là scopolamine (còn có tên khác là hyoscine). Scopolamine có hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn say xe so với các thuốc khác. Thuốc được bào chế dưới dạng miếng dán da, có kích thước nhỏ rất tiện lợi, được sử dụng phổ biến, có nhiều ưu điểm như thời gian tác động kéo dài lên đến 72 giờ, nên không phải uống nhiều lần như các thuốc khác.

Tiện mang theo và sử dụng, có thể hủy bỏ tác động của thuốc ngay lập tức bằng cách gỡ miếng dán. Tuy nhiên, không nên dùng miếng dán scopolamine cho phụ nữ mang thai và t.rẻ e.m, đặc biệt là trẻ dưới 10 t.uổi vì không đủ dữ liệu an toàn, không thể kiểm soát lượng dược chất hấp thu vào cơ thể trẻ và thể trạng trẻ khác nhau, dễ xảy ra quá liều.

Khác với các loại miếng dán, cao dán khác chỉ có tác dụng tại chỗ. Miếng dán scopolamine là dạng liệu pháp điều trị xuyên qua da (Transdermal therapeutic systems) có tác dụng toàn thân. Sau khi dán, scopolamine sẽ dần xuyên thấm qua da, qua các tĩnh mạch, vào m.áu và phát huy tác dụng toàn thân tương tự như thuốc tiêm và thuốc uống.

Tác dụng không mong muốn của thuốc có thể kéo dài và nghiêm trọng nếu dùng quá liều. Trên hệ thần kinh trung ương, thuốc có thể gây buồn ngủ, hoa mắt, lú lẫn, ảo giác, mất trí nhớ tạm thời, mất phương hướng…

Ngoài ra, thuốc còn làm tăng nhịp tim, tăng nhãn áp, giảm tiết dịch, giảm nhu động tiêu hóa, giảm co thắt bàng quang và niệu quản. Do đó chống chỉ định cho bệnh nhân phì đại tuyến t.iền liệt, tắc nghẽn hệ tiêu hóa, bệnh phổi mạn tính và bệnh nhân có nhịp tim nhanh.

Để sử dụng miếng dán an toàn và hiệu quả, bạn cần dán miếng dán vào vùng da khô không có lông và tóc, không trầy xước phía sau tai trước khi khởi hành ít nhất 4 giờ. Chỉ dán duy nhất một miếng dán ở một bên tai là đủ, tuyệt đối không dùng nhiều miếng dán cùng lúc hay sử dụng cùng với các thuốc chống say xe khác. Sau khi bóc miếng dán, rửa tay kĩ để tránh thuốc dính vào mắt hay đồ ăn, thức uống. Gỡ miếng dán khỏi da ngay nếu bạn cảm thấy có các dấu hiệu bất thường.

Thuốc chống nôn tác động trên hệ tiêu hóa

Domperidone và metoclopramide là hai thuốc chống nôn được sử dụng để ngăn chặn nôn do say xe. Trên thực tế, hai loại thuốc này có chỉ định dùng chống nôn khi xảy ra các rối loạn tiêu hóa, chống nôn sau phẫu thuật, nôn do hóa trị ung thư, không chỉ định cho chống nôn do say tàu xe

Hiệu quả của chúng đối với các triệu chứng say xe không cao, vì vậy không khuyến cáo sử dụng nhóm thuốc này để chống nôn ói do say xe.

Hơn nữa, metoclopramide là loại thuốc chống nôn mạnh, gây ra tác dụng phụ rối loạn vận động ở t.rẻ e.m, không được tự ý sử dụng. Đối với domperidone có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng trên tim mạch dẫn đến hiện tượng xoắn đỉnh (một loại nhịp tim nhanh bất thường, có thể gây đột tử).

Vì vậy chống chỉ định trên bệnh nhân có bệnh lý trên tim, không dùng đồng thời với nhiều thuốc gây kéo dài khoảng QT (erythromycin, clarithromycin, ciprofloxacin…), thuốc ức chế CYP3A4 mạnh.

chong say xe co nen dung thuoc 09a 5559611

Các phương pháp tự nhiên khác để giảm tình trạng say xe

Ngoài các loại thuốc hóa dược kể trên, các liệu pháp tự nhiên cũng mang lại hiệu quả rất tốt, không có tác dụng phụ. Chẳng hạn như uống nước gừng, trà gừng được giữ ấm, kết hợp hương thơm của tinh dầu từ vỏ quýt, vỏ cam, bạc hà để làm mất đi “mùi xe” và sự buồn nôn, mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu cho bạn suốt chuyến đi.

Bạn nên ăn nhẹ để lót dạ, giữ dạ dày không quá đói cũng không quá no. Ngồi ở hàng ghế đầu xe hoặc ngồi gần cửa sổ xe và nhìn ra xa. Không tập trung đọc sách hay sử dụng điện thoại cũng sẽ làm giảm thiểu cảm giác chóng mặt, say xe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *