Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?

Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đang là bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong rất cao hiện nay nếu như không được điều trị kịp thời. Vậy người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không và chữa như thế nào?

nguoi bi benh phoi tac nghen man tinh co chua duoc khong e68 5370917

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một bệnh viêm phổi mãn tính gây ra tình trạng luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi.

Đây là một bệnh phát triển khá chậm và bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh các xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm m.áu và xét nghiệm chức năng phổi.

Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nguy hiểm như thế nào?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được coi là một trong những kẻ g.iết n.gười thầm lặng. Theo thống kê, mỗi năm toàn cầu có hơn 300 triệu người được phát hiện và chẩn đoán mắc bệnh COPD, chiếm 5% tổng dân số thế giới.

Năm 1998, thế giới có đến 2,9 triệu người t.ử v.ong vì bệnh, chiếm 5,5% tổng số người t.ử v.ong. Đến năm 2004, con số này là 2,66 triệu người, chiếm 4,8%. Các chuyên gia ước tính tỷ lệ người t.ử v.ong vì bệnh chỉ đứng sau ung thư, bệnh tim mạch và bệnh mạch m.áu não. Năm 2009, Việt Nam nằm trong nhóm những nước có tỷ lệ bị phổi tắc nghẽn mãn tính cao nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với 4,2% dân số mắc bệnh.

nguoi bi benh phoi tac nghen man tinh co chua duoc khong ef7 5370917

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được coi là một trong những kẻ g.iết n.gười thầm lặng (Ảnh: Internet)

Có thể nói rằng đây là một bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng như tràn khí màng phổi, suy tim, đa hồng cầu, biến chứng nhịp tim,… Vậy người bị phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm bệnh, tuy nhiên nếu bạn được chẩn đoán là mắc bệnh COPD thì cũng không hẳn là chấm dứt hy vọng. Nếu như ở giai đoạn đầu, bệnh nhẹ, người bệnh có thể ngừng việc hút t.huốc l.á.

Ngay cả khi bệnh đã tiến triển hơn, vẫn có những biện pháp giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh, giảm những biến chứng nguy hiểm của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh COPD tiến triển:

– Một trong những bước quan trọng nhất đó là ngừng việc hút t.huốc l.á, đây là cách duy nhất giúp bệnh không không tồi tệ hơn. Tuy nhiên việc bỏ t.huốc l.á cũng không dễ dàng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng các sản phẩm hỗ trợ cai t.huốc l.á, sản phẩm thay thế nicotine.

nguoi bi benh phoi tac nghen man tinh co chua duoc khong 92f 5370917

Bệnh nhân mắc COPD cần nhanh chóng bỏ hút t.huốc l.á khi điều trị bệnh (Ảnh: Internet)

– Điều trị nội khoa: Sử dụng các thuốc giãn phế quản giúp giãn các cơ của đường thở, mở rộng đường thở. Glucocorticosteroid có thể được bác sĩ kê thêm vào để giảm viêm ở đường thở. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng vắc xin phế cầu, ho gà hoặc tiêm phòng cúm hằng năm để giảm n.hiễm t.rùng đường hô hấp.

– Liệu pháp oxy: Bác sĩ sẽ chỉ định nhận oxy bổ sung qua mặt nạ hoặc ống thông mũi để bạn thở tốt hơn nếu mức oxy trong m.áu quá thấp.

– Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu phẫu thuật để kéo dài sự sống cho người bệnh.

Vậy câu trả lời cho câu hỏi Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không đó là: Tùy vào từng trường hợp nặng hay nhẹ các bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

3. Kết luận

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bị phỗi tắc nghẽn mãn tính có chữa được hay không, từ đó có những giải pháp cũng như hướng điều trị phù hợp nhất với sức khỏe của mình.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính diễn biến rất chậm và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Khi được xác định mắc bệnh, bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể ngăn ngừa cũng như đẩy lùi bệnh.

Những điều cần biết về phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 đã bắt đầu có những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Lúc này bạn không thể chủ quan được nữa mà cần đến gặp bác sĩ ngay để giúp cải thiện sức khỏe, tránh những biến chứng nguy hiểm.

nhung dieu can biet ve phoi tac nghen man tinh giai doan 2 1b1 5370900

Khi bệnh nhân sang bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2, có nghĩa là tình trạng đã trở nên tồi tệ hơn, luồng không khí đưa vào phổi cũng đã bị hạn chế và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng đã bị ảnh hưởng.

Đôi khi những dấu hiệu ban đầu của COPD rất dễ bị bỏ sót, nhưng khi COPD ở giai đoạn 2, nhiều bệnh nhân đã bắt đầu tìm tới các bác sĩ để tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra với bản thân – lúc này bạn có thể biết được rằng đã bị bệnh.

1. Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2

Ở giai đoạn 1, các triệu chứng có thể chưa rõ ràng, thì đến giai đoạn 2, những dấu hiệu bệnh trở nên rõ ràng và tồi tệ hơn. Ở mỗi cá nhân, các triệu chứng sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung chúng bao gồm:

– Ho liên tục kéo dài, kèm theo đờm, tình trạng này trở nặng hơn vào buổi sáng.

– Tình trạng khó thở khiến những việc làm đơn giản cũng trở lên khó khăn.

– Mệt mỏi.

– Khó ngủ.

– Thở khò khè khi bạn tập thể dục.

– Hay quên, đãng trí,…

nhung dieu can biet ve phoi tac nghen man tinh giai doan 2 241 5370900

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 có nhiều triệu chứng (Ảnh: Internet)

Triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn này là tình trạng khó thở. Tuy nhiên đây không phải triệu chứng duy nhất khi bạn có thể bị phổi tắc nghẽn cấp tính. Theo thống kê, có khoảng 20% bệnh nhân COPD giai đoạn 2 cần dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc steroid để điều trị các đợt cấp. Khi tình trạng khó thở trầm trọng hơn bạn cũng cần để ý đến những dấu hiệu sau:

– Khi nào bạn cảm thấy khó thở hơn bình thường?

– Chất nhầy đổi màu, lượng chất nhầy nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.

– Ho nhiều hơn.

– Người luôn mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất và có hướng điều trị phù hợp.

2. Tiên lượng của bệnh

Dựa vào chỉ số đ.ánh giá chức năng phổi (FEV1), nếu chỉ số này từ 50 – 80% thì có thể bạn đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2.

Từ đây, qua các xét nghiệm m.áu, hình ảnh chẩn đoán,… bác sĩ sẽ đ.ánh giá chính xác chức năng của phổi, những ảnh hưởng lên cơ thể cũng như cơ chế hoạt động của phổi trong giai đoạn này. Qua đó giúp bác sĩ tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất.

3. Biến chứng của bệnh

Tuy mới ở giai đoạn 2, nhưng một số trường hợp cũng có thể phải nhập viện và đe dọa sức khỏe người bệnh. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 có thể khiến bạn khó thở và rối loạn nhịp tim.

Nhiều người bị bệnh COPD cũng có nguy cơ ung thư phổi và bị huyết áp cao trong phổi. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị rủi ro của bệnh đối với sức khỏe.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng có thể dẫn đến trầm cảm do hay mệt mỏi và buồn bực. Hãy chia sẻ với mọi người xung quanh và bác sĩ nếu bạn có những khó chịu hoặc những lời muốn chia sẻ, tránh để ảnh hưởng lên tâm lý.

nhung dieu can biet ve phoi tac nghen man tinh giai doan 2 b75 5370900

Có nhiều biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 (Ảnh: Internet)

4. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 như thế nào?

4.1. Bỏ t.huốc l.á và tránh xa khói thuốc

T.huốc l.á là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khi được chẩn đoán mắc bệnh bạn cần hạn chế sử dụng và bỏ hẳn để tránh ảnh hưởng đến phổi.

Người không hút thuốc thì cần tránh xa những nơi có khói thuốc để tránh hít phải khói thuốc gây ảnh hưởng đến chức năng của phổi.

4.2. Sử dụng thuốc

Các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giãn phế quản để điều trị bệnh, giúp bạn dễ thở hơn. Bệnh nhân được nhận 2 loại chủ yếu:

– Thuốc có tác dụng ngắn từ 4-6 giờ, người bệnh dùng khi cần giảm các triệu chứng, trong trường hợp khẩn cấp.

– Thuốc có tác dụng kéo dài 12 giờ hoặc hơn, sử dụng giúp kiểm soát bệnh.

Ngoài những biện pháp điều trị trên, để tránh bệnh diễn biến trở nặng bạn cần chú ý:

– Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.

– Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe. Bổ sung nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

– Thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra để đ.ánh giá chính xác tình trạng phổi. Tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.

4.3. Phục hồi chức năng phổi

Phục hồi chức năng phổi là một chương trình giúp bạn duy trì chất lượng cuộc sống. Các bác sĩ, y tá có thể đưa ra những lời khuyên để bạn có một kế hoạch phù hợp nhất giúp phục hồi chức năng phổi và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Kế hoạch có thể bao gồm:

– Những thói quen an toàn cho bạn như tập thể dục, ngủ nghỉ đúng giờ,…

– Tư vấn thêm về tình trạng của bạn để đưa ra những hướng có lợi cho phổi và sức khỏe nói chung.

– Lời khuyên về một chế độ ăn uống lành mạnh.

– Những gợi ý để bệnh ngăn ngừa bệnh COPD.

4.4. Xử trí bệnh COPD giai đoạn 2 cấp

Khi có những đợt phổi tắc nghẽn mãn tính cấp, người bệnh cần dùng liều lượng thuốc nhiều hơn bình thường. Trong một số trường hợp, bạn cần:

– Sử dụng kháng sinh hoặc steroid.

– Bổ sung oxy bằng máy thở, mặt nạ oxy,…

– Nhập viện để điều trị.

Để ngăn ngừa bệnh bạn có thể tiêm phòng cúm và viêm phổi, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là một số những điều bạn cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2. Đây là giai đoạn trung bình, chưa quá nặng và có thể kiểm soát được. Nếu bạn chủ quan thì có thể dẫn đến những giai đoạn nguy hiểm nhanh hơn, nguy cơ t.ử v.ong đến sớm hơn. Vậy nên hãy tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ và có lối sống khoa học, lành mạnh để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *