Mẹ bầu trẻ nhập viện, nam bác sĩ vừa đưa tay vào khám lập tức hô đổi phòng

Khi tiến hành khám trong cho sản phụ, bác sĩ đã phát hiện vấn đề cực kỳ nguy hiểm.

Lan Lan (19 t.uổi, sống tại Tây An, Trung Quốc) kết hôn từ khá sớm. Sau ngày cưới không lâu, cô cũng lập tức phát hiện “tin vui”. Tuy nhiên, do mang bầu khi còn trẻ, thiếu kinh nghiệm lại không sống riêng nên suýt nữa Lan Lan đã mất đi đứa con đầu lòng.

Sự việc xảy ra khi cô mang bầu 33 tuần, sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy giường nệm bị ướt nhưng mẹ bầu trẻ chỉ nghĩ đơn giản là mình ngủ say quá nên “tè dầm”. Tuy nhiên sau đó khi nói chuyện điện thoại với mẹ chồng, vừa nghe cô kể lại bà đã hốt hoảng giục cô nhanh đến bệnh viện vì có thể đã vỡ ối non. Vì chồng đi làm không về kịp nên Lan Lan đã nhờ hàng xóm gọi taxi và đưa đến bệnh viện.

me bau tre nhap vien nam bac si vua dua tay vao kham lap tuc ho doi phong cd0 5371158

Vợ chồng Lan Lan có em bé khi còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm. (Ảnh minh họa)

Khi nhập viện, cô trình bày tình huống với bác sĩ và được đưa đi khám. Khi thấy người sắp “khám trong” cho mình là một nam bác sĩ lớn t.uổi, cô có chút ngượng ngùng nên hỏi có thể đổi người được không. Bác sĩ nghe vậy chỉ nhăn mặt rồi yêu cầu cô nằm xuống để khám. Tuy nhiên, ngay khi vừa thò tay vào khám cho Lan Lan, mặt ông lập tức biến sắc, gọi các y tá chuyển ngay Lan Lan sang phòng cấp cứu.

me bau tre nhap vien nam bac si vua dua tay vao kham lap tuc ho doi phong c55 5371158

Nếu bác sĩ không phát hiện sớm, sa dây rốn có thể khiến em bé m.ất m.ạng.

Khi bà mẹ trẻ còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì đã được gây mê để mổ và 5 phút sau con trai chào đời, chồng cũng chưa kịp vào đến viện. Hóa ra khi khám trong cho Lan Lan, bác sĩ phát hiện một đoạn dây rốn đã sa ra khỏi â.m đ.ạo cô nên phải tiến hành cấp cứu gấp, nếu chậm chỉ 5 phút thôi thì đã có thể nguy hiểm đến tính mạng em bé.

Sau khi nghe bác sĩ thuật lại tình hình, gia đình Lan Lan đã rối rít cảm ơn nam bác sĩ.

Sa dây rốn là gì?

Dây rốn đảm nhận chức năng vô cùng quan trọng là vận chuyển dinh dưỡng và oxy nuôi thai nhi. Khi dây rốn bị sa tức là cuống rốn ở trước ngôi thai. Tình trạng này dễ dẫn đến hai trường hợp:

– Một là dây rốn bị chèn ép giữa thành xương chậu và ngôi thai.

– Hai là bị rơi ra ngoài â.m đ.ạo, tiếp xúc với môi trường không khí, dẫn đến các cơn co thắt.

Cả hai trường hợp này đều ảnh hưởng tới quá trình cung cấp oxy khiến thai nhi bị suy cấp tính.

Sở dĩ sa dây rốn được coi là biến chứng sản khoa cực kỳ nguy hiểm bởi nó dễ dẫn đến suy thai cấp tính. Thai nhi bị thiếu oxy nếu không cứu chữa kịp thời có thể bị suy hô hấp, tổn thương não, thậm chí là t.ử v.ong.

Những mẹ bầu nào dễ bị sa dây rốn?

Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ bị sa dây rốn sau:

– Đa ối: Quá nhiều nước ối khiến em bé nổi lên trên vành cổ tử cung, làm cho dây rốn bị sa xuống.

– Ngôi thai bất thường: Ngôi thai thuận lợi nhất là ngôi đầu (đầu em bé chúc xuống cổ tử cung). Các ngôi thai khác như ngôi mông, ngôi ngang…đều có thể khiến dây rốn bị sa xuống trước.

– Vỡ ối sớm: Vỡ ối sớm trước cơn chuyển dạ cũng đẩy dây rốn xuống phía trên đầu của bé.

– Mang đa thai: Khi mang đa thai, không gian trong tử cung có thể chật chội so với bé, khiến dây rốn bị sa.

– Khởi phát chuyển dạ cũng khiến dây rốn bị sa.

Chuyện ở nơi điều trị những em bé sơ sinh bị bỏ rơi

Trung bình mỗi năm, Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận điều trị khoảng 5,6 em bé bị bỏ rơi trên địa bàn Hà Nội. Với những đ.ứa t.rẻ này, các bác sĩ, điều dưỡng thực sự là gia đình.

Nghe tiếng Bình An khóc rất lớn, điều dưỡng Ngô Thị Minh Loan vội chạy đến bên giường bệnh, nhanh chóng sát khuẩn tay rồi kiểm tra tình trạng của bé. “Không phải vấn đề vệ sinh, cũng không phải con đói đâu”, chị Loan mỉm cười, thủ thỉ.

Nói rồi, chị vội ẵm Bình An khỏi giường, ôm ấp và vỗ về bé. Em bé nín khóc ngay, mắt tròn xoe ngước nhìn, đôi tay huơ huơ muốn chạm vào nữ điều dưỡng.

“Những lúc như thế này, chỉ được ôm một chút là con không khóc nữa. Có thể vì con thiếu thốn tình cảm nên luôn mong được bế ẵm, vỗ về”, chị Loan chia sẻ.

Bình An là thai nhi bị phá bỏ ở tuần thai 31, được một nhóm thiện nguyện phát hiện và giải cứu, sau đó đưa vào Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cấp cứu hồi đầu tháng 7. Thời điểm nhập viện, bé chỉ nặng 1.6kg, tím tái, ngừng tim, ngừng thở, hy vọng sống rất mong manh.

Tuy nhiên, con đã may mắn vượt qua “cửa tử”, khỏe mạnh, hồng hào sau hơn 2 tháng điều trị. Hiện tại, bé tiếp tục được chăm sóc tại bệnh viện trong khi chờ hoàn tất thủ tục để đưa về trung tâm bảo trợ.

chuyen o noi dieu tri nhung em be so sinh bi bo roi f25 5230750

Điều dưỡng Ngô Thị Minh Loan ôm ấp, vỗ về bé Bình An

Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là đơn vị thường xuyên tiếp nhận, điều trị cho các em bé sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn Hà Nội như Bình An.

Bác sĩ Thái Bằng Giang, trưởng Khoa cho biết, ngoài những trường hợp thai nhi bị nạo phá, được nhóm thiện nguyện giải cứu; còn có những bé bị bỏ ngoài trời như bãi rác, cổng chùa,… sau đó người dân phát hiện và đưa đi cấp cứu.

Một số trường hợp khác đặc biệt hơn, là do chính người thân của bé mang đến viện rồi bỏ lại, cắt đứt liên lạc. Thời gian sau, có gia đình đổi ý nên đến đón về, cũng có những gia đình cứ thế “bặt vô âm tín”.

Trung bình mỗi năm, Khoa Sơ sinh tiếp nhận khoảng 5,6 em bé bị bỏ rơi. Tuy nhiên, chỉ riêng từ đầu năm 2020 tới nay, đã có tới 5 bé được đưa vào cấp cứu.

Những bé sơ sinh bị bỏ rơi đa phần nhập viện trong tình trạng nặng. Bác sĩ Giang chia sẻ, thông thường, ở bệnh viện chuyên khoa Sản, các khoa Sản của bệnh viện hay thậm chí trạm y tế xã, trẻ sơ sinh đều được chăm sóc rất chu đáo. Em bé sau sinh phải được lau khô, ủ ấm, hút sạch đờm rãi, cắt rốn với điều kiện vô khuẩn,…

Em bé bị vứt bỏ không được đáp ứng các điều kiện ấy. Kết hợp với việc phải nằm ngoài môi trường, các con dễ bị nhiễm khuẩn nặng, n.hiễm t.rùng m.áu, hạ thân nhiệt, tổn thương tất cả cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp. Chưa kể, với trường hợp nạo phá, người phá sẽ làm mọi cách để đưa trẻ ra ngoài, không thực hiện nhẹ nhàng, khéo léo như các ca đỡ đẻ bình thường khiến trẻ sang chấn.

17 năm công tác tại Khoa Sơ sinh, bác sĩ Giang đã cấp cứu cho rất nhiều trẻ bị bỏ rơi. Trong đó, anh nhớ nhất là trường hợp bé Nguyễn Văn An, vào viện hôm 8/6.

Cháu bé đã bị bỏ lại ngoài trời một vài ngày, được người dân phát hiện tại hố ga bỏ hoang thuộc xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Lúc này, trên người con không có quần áo, không có giấy tờ, xung quanh nhiều kiến và giòi, dây rốn đã bị ăn cụt.

Thời điểm nhập viện Xanh Pôn, em bé có tình trạng nhiễm khuẩn rất nặng, sau đó đi vào suy hô hấp, phải đặt ống thở máy. Bé còn nhiễm vi khuẩn gram âm, kháng hầu hết với các loại kháng sinh khiến việc điều trị vô cùng khó khăn.

Trong quá trình thở máy, con từng ngừng tim tới 4-5 lần. Kíp bác sĩ đã phải cố gắng ép tim, tăng liều thuốc vận mạch để cấp cứu; đồng thời liên tục hội chẩn với chuyên gia Nhi khoa hàng đầu trong và ngoài nước tìm phương hướng điều trị. Dù các y bác sĩ đã dồn toàn bộ sức lực để cứu bé, tuy nhiên do tình trạng nhiễm khuẩn quá nặng, bé Nguyễn Văn An đã qua đời ngày 29/6, sau 21 ngày điều trị.

chuyen o noi dieu tri nhung em be so sinh bi bo roi b60 5230750

Bác sĩ Thái Bằng Giang khám cho một bệnh nhi tại Khoa Sơ sinh

Điều dưỡng Ngô Thị Minh Loan không giấu được những giọt nước mắt xúc động khi nhắc đến cháu bé. Chị cho biết, bởi tình trạng của bé rất nặng, các y bác sĩ luôn phải túc trực bên con mọi thời gian.

“Chúng tôi đặt những chiếc ghế trong phòng bệnh để ngồi quan sát cháu, ngày nào cũng vậy, không rời mắt dù chỉ một phút. Thực sự đáng tiếc, bất lực khi không thể cứu bé. Khoảnh khắc tiễn con lên xe để về chôn cất tại địa phương, cảm giác rất lưu luyến”, chị Loan tâm sự.

Khoa Sơ sinh là khoa “tách mẹ”, bởi vậy y bác sĩ luôn dành rất nhiều tình yêu thương cho các bé. Chị Loan chia sẻ, điều dưỡng trong khoa thường xưng là “mẹ” và gọi các em bé là con.

Với những em bé bị bỏ rơi, các bác sĩ, điều dưỡng thực sự là gia đình. Mỗi ngày vào 10h sáng, Khoa thường mời tất cả người thân của bệnh nhi lên để giải thích cặn kẽ tình trạng từng cháu, giúp gia đình an tâm. Tuy nhiên, những em bé bị vứt bỏ không có bố mẹ lo lắng, các y bác sĩ cứ vậy mà âm thầm điều trị, chăm sóc cho các con.

Bác sĩ Giang cho biết, sau khi được điều trị khỏi, em bé sẽ được xác nhận tình trạng bỏ rơi bởi lãnh đạo bệnh viện, công an phường, UBND phường. Sau đó, những đơn vị này sẽ chuyển bé lên trung tâm bảo trợ t.rẻ e.m.

Y bác sĩ tại Khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Xanh Pôn hầu hết là những người đã theo ngành Nhi khoa hàng chục năm. Với họ, hạnh phúc là khi cứu sống được những đ.ứa t.rẻ, nhìn chúng lớn lên mỗi ngày và có tương lai tươi sáng phía trước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *