B.é g.ái 17 tháng t.uổi đột ngột liệt mặt sau khi chảy mũi, ngạt mũi

Một b.é g.ái 17 tháng tháng đột ngột bị méo miệng, mắt nhắm không kín sau khi bị chảy mũi, ngạt mũi. Triệu chứng tưởng như bình thường.

Tuy nhiên, khi gia đình đưa đến bệnh viện kiểm tra thì tá hỏa phát hiện bé bị bị viêm tai xương chũm biến chứng tổn thương thần kinh số VII ngoại biên có thể gây liệt mặt.

Ngày 13/11, Bệnh viện Tai mũi họng TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ bệnh viện vừa phẫu thuật cho một bệnh nhi mới 17 tháng t.uổi, bị viêm tai xương chũm đột ngột biến chứng méo miệng (dấu liệt dây thần kinh số VII), gây liệt mặt…

Bệnh nhi nói trên là bé N.T.B (ngụ phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Theo gia đình, trước khi nhập viện, bé B. có triệu chứng bị chảy mũi, ngạt mũi, không sốt, không đau tai, không chảy tai…nên cha mẹ bé có cho điều trị uống thuốc nhưng không giảm. Đột ngột sau đó, người nhà phát hiện bé bị méo miệng (lệch sang trái), mắt nhắm không kín nên đưa đến bệnh viên kiểm tra.

be gai 17 thang tuoi dot ngot liet mat sau khi chay mui ngat mui 766 5371648

Bé B. đột ngột bị liệt mặt sau khi chảy mũi, ngạt mũi.

Tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ tiến hành thăm khám và phát hiện phía tai phải màng nhĩ có xung huyết, ứ dịch; niêm mạc mũi xung huyết, đọng nhầy đục, viêm VA độ II, thành họng đọng nhầy; dấu liệt dây thần kinh VII ngoại biên độ IV bên phải.

Qua đó, các bác sĩ chẩn đoán, bé B. bị viêm tai xương chũm cấp, biến chứng tổn thương thần kinh số VII ngoại biên. Đồng thời chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhi.

Ekip tiến hành đặt ống thông khí sào bào xuyên ống tai phải, dùng kháng sinh, kháng viêm…để giúp bệnh nhi phục hồi.

Sau phẫu thuật, hiện tại triệu chứng liệt mặt của b.é g.ái cải thiện dần, mắt đã nhắm kín, miệng và nhân trung đã giảm lệch.

Theo Bác sĩ CK2 Hồ Lê Hoài Nhân – Phó Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng Cần Thơ, đây là trường hợp viêm xương chũm rất nhanh chóng sau đợt viêm mũi họng ở bệnh nhi. Triệu chứng chỉ lướt qua tai giữa rất nhanh chóng rồi vào xương chũm ngay, gây biến chứng cấp làm liệt mặt. Việc phẫu thuật trong trường hợp này, ekip cũng gặp nhiều khó khăn bởi xương chũm ở trẻ nhỏ, có cấu trúc phức tạp, khó thao tác.

Viêm tai giữa rất thường xảy ra ở t.rẻ e.m, triệu chứng thường kín đáo nên gia đình khó phát hiện hoặc bỏ qua. Tỉ lệ trẻ bị viêm vùng mũi họng (viêm VA, Amidan…) biến chứng viêm tai giữa khá cao, khoảng 10 – 20%.

Do đó, khi trẻ nhỏ thường xuyên bị chảy mũi, ngạt mũi, các triệu chứng viêm mũi họng kéo dài, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám, nội soi ở các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng, để phát hiện điều trị sớm. Tránh để các biến chứng của viêm xương chũm cấp như điếc không hồi phục, liệt dây VII hoặc nguy hiểm hơn là viêm não, màng não, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên.

Mỗi năm Việt Nam có 200.000 người đột quỵ mắc mới

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) ngày 9.11 chính thức khai trương Trung tâm đột quỵ với các trang thiết bị hiện đại, cho phép xử trí cấp cứu, can thiệp điều trị đột quỵ hiệu quả, toàn diện (ảnh).

moi nam viet nam co 200000 nguoi dot quy mac moi cfa 5365233

Ảnh: Thế Anh

Theo PGS-TS Mai Duy Tôn, phụ trách Trung tâm đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai), mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bệnh đột quỵ mắc mới, đứng đầu về gây tàn phế. Riêng tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi năm tiếp nhận 6.000 – 8.000 người bệnh đột quỵ.

Các năm qua, Bệnh viện Bạch Mai đã ứng dụng các kỹ thuật mới nhất trong chẩn đoán, can thiệp điều trị đột quỵ. Tuy nhiên, các ca đột quỵ nhập viện được chuyển đến điều trị tại nhiều khoa trong bệnh viện. Do đó, Trung tâm đột quỵ ra đời là đơn vị điều trị hoàn chỉnh, ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân sau điều trị, cũng như củng cố hệ thống cấp cứu điều trị đột quỵ tại các cơ sở y tế.

Theo PGS-TS Mai Duy Tôn, việc điều trị đột quỵ cần tiến hành nhanh chóng bao gồm chẩn đoán và xử trí cấp cứu, đặc biệt tiến hành tiêu huyết khối trong 4 – 5 giờ đầu khi bị đột quỵ, sau “giờ vàng” thì di chứng nặng nề, điều trị khó khăn.

Khi có dấu hiệu cảnh báo đột quỵ như: liệt mặt, méo miệng, nhân trung lệch; yếu liệt tay chân (không thể hoặc khó nâng tay lên); nói ngọng, nói khó; bệnh nhân cần được chuyển đến cơ sở y tế, đặc biệt với người có các yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, đái tháo đường).

Để phòng đột quỵ, cần kiểm soát huyết áp, đường huyết, mỡ m.áu, duy trì cân nặng hợp lý; không hút t.huốc l.á, không lạm dụng rượu bia; duy trì vận động thể lực phù hợp và khám sức khỏe định kỳ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *