Giải đáp: Tán sỏi niệu quản có đau không?

Sỏi niệu quản trở thành bệnh lý rất phổ biến hiện nay và câu hỏi tán sỏi niệu quản có đau không trở thành chủ đề nhiều người quan tâm. Với sự phát triển của công nghệ và y tế, các phương pháp tán sỏi hiện đại ngày càng được ứng dụng phổ biến trong điều trị sỏi niệu quản mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. 

1. Tìm hiểu về sỏi niệu quản

1.1. Sỏi niệu quản là gì?

Niệu quản là một ống dài với chức năng dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Cấu tạo của niệu quản có 3 vị trí khá hẹp, cũng là những điểm thường xuyên gây cản trở cho việc sỏi di chuyển xuống dưới và dễ bị mắc kẹt tại đây.

Sỏi niệu quản là một trong những loại sỏi đường tiết niệu, là các tinh thể cứng hình thành từ các khoáng chất khó tan có trong nước tiểu lắng đọng, lâu ngày kết tinh bên trong túi thừa niệu quản hoặc do sỏi thận di chuyển xuống và bị mắc kẹt trong ống niệu quản.

d230a nh 1

Sỏi niệu quản hình thành tại ống niệu quản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người bệnh

1.2. Vì sao cần điều trị sỏi niệu quản sớm?

Sỏi niệu quản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trên thực tế, nếu không được điều trị sớm, sỏi sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng như:

– Ứ nước tại thận gây hiện tượng giãn đài bể thận: Niệu quản là ống dẫn nước tiểu, khi có sỏi, sỏi sẽ chặn đường nước tiểu đi qua. Khi đó nước tiểu không xuống được bàng quang để được đào thải ra ngoài gây ra việc ứ nước tại thận, lâu ngày sẽ giãn đài bể thận làm ảnh hưởng lớn tới chức năng thận.

– Gây viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Khi sỏi di chuyển sẽ làm tổn thương niêm mạc niệu quản và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dễ gây viêm. Người bệnh có thể có biểu hiện sốt cao, rét run, đau thắt lưng,…

– Suy thận cấp: Trường hợp này xảy ra khi sỏi lớn gây tắc hoàn toàn đường niệu quản sinh ra triệu chứng vô niệu.

– Suy thận mạn: Khi xảy ra viêm đường tiết niệu kéo dài gây tổn thương các tế bào thận không phục hồi.

2. Tán sỏi niệu quản có đau không?

Như đã nói ở trên, hiện nay lĩnh vực điều trị sỏi tiết niệu đã có những bước đột phá mới, phát triển những giải pháp tán sỏi hiện đại với đặc trưng là xâm lấn tối thiểu, hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối. Thậm chí với tán sỏi ngoài cơ thể, người bệnh còn không phải chịu bất cứ tác động nào mà vẫn có thể làm sạch sỏi rất nhẹ nhàng. 

Do đó với câu hỏi tán sỏi niệu quản có đau không thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi có chỉ định điều trị bằng phương pháp này. 

IMG 3124 1 1

Các giải pháp tán sỏi hiện đại với ưu thế không đau, hiệu quả tốt và an toàn tuyệt đối

3. Các phương pháp tán sỏi niệu quản không đau hiện nay

3.1. Tán sỏi ngoài cơ thể

Chỉ định:

– Sỏi thận < 1.5cm

– Sỏi niệu quản ⅓ trên sát bề thận và < 1cm

Ưu điểm:

– Không phẫu thuật

– Không đau

– Không nằm viện

Cách thực hiện:

Đầu tiên, người bệnh sẽ nằm với tư thế thật thoải mái trên máy tán sỏi. Phần lưng người bệnh tương ứng với vị trí của sỏi sẽ được đặt tiếp xúc với bóng của nguồn phát ra sóng xung kích. Dưới định vị X-quang, bác sĩ sẽ điều chỉnh mức sóng xung kích hội tụ chính xác vào vị trí viên sỏi, sau đó phát xung để tiến hành tán sỏi. Thời gian cho mỗi ca tán sỏi khoảng 1 giờ, sau tán sỏi người bệnh nghỉ ngơi và có thể ra về ngay trong ngày.

3.2. Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser

Chỉ định:

– Sỏi niệu quản ⅓ giữa và ⅓ dưới

– Sỏi bàng quang > 1cm hoặc < 1cm mà không thể tự thoát theo đường tiểu

Ưu điểm:

– Không có vết mổ

– Không đau

– Nằm viện 1 ngày

Cách thực hiện:

Đầu tiên, bác sĩ đặt một ống soi niệu quản xuất phát từ niệu đạo vào tới bàng quang. Dưới hướng dẫn của siêu âm để xác định lỗ niệu quản và luồn dây dẫn lên niệu quản. Theo đường dẫn này, ống soi được đưa lên niệu quản bắt đầu tiếp cận vùng sỏi. 

Sau khi đã tiếp cận được vùng sỏi, bác sĩ sẽ đưa dây laser tạo năng lượng và tiến hành tán sỏi qua một đường ống rỗng được đặt bên trong ống soi niệu quản. Sau khi sỏi đã được tán thành những mảnh nhỏ, các mảnh sỏi sẽ được đưa ra ngoài theo đúng đường dẫn đã tạo trước đó.

IMG 3186 1

Lựa chọn giải pháp tán sỏi công nghệ cao, người bệnh yên tâm sạch sỏi mà không phải chịu đau

3.3. Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser

Chỉ định

– Sỏi thận > 1.5cm

– Sỏi niệu quản ⅓ trên và >1.5cm

Ưu điểm:

– Vết mổ 5cm

– Ít xâm lấn, ít đau

– Nằm viện 3 ngày

Cách thực hiện:

Đầu tiên, bác sĩ cần rạch một đường trên da ở vị trí lưng với kích thước rất nhỏ (0.5-1cm). Dưới hướng dẫn của siêu âm, thiết lập một đường hầm dẫn tới thận. Sau khi đã có đường hầm,  đưa máy nội soi vào và bắt đầu tìm sỏi. 

Khi đã tiếp cận được sỏi, sử dụng năng lượng laser để tán vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ rồi tiến hành hút sỏi ra ngoài qua đường hầm. Cuối cùng, bác sĩ đặt một ống thông từ thận xuống bàng quang giúp quá trình lưu thông nước tiểu trở nên dễ dàng hơn.

3.4. Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser

Chỉ định: 

– Sỏi thận < 2.5cm

– Các trường hợp áp dụng tán sỏi ngoài cơ thể không hiệu quả. 

Ưu điểm:

– Không có vết mổ

– Không đau

– Nằm viện 2 ngày

Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser là phương pháp thường được thực hiện để lấy các mảnh sỏi còn lại sau quá trình thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể, đảm bảo 100% sỏi được xử lý toàn bộ và không bị sót lại để mang đến hiệu quả điều trị cao nhất. Tán sỏi nội soi ống mềm cũng được thực hiện tương tự như tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser, đi theo đường niệu đạo lên tiếp cận với sỏi ở niệu quản nên không đau, không sẹo. 

Như vậy, với thắc mắc tán sỏi niệu quản có đau không thì câu trả lời chính là không. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm điều trị để loại bỏ sạch sỏi nhẹ nhàng, nhanh chóng. Lưu ý cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để biết chính xác tình trạng bệnh, có được giải pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó tán sỏi là kỹ thuật cao đòi hỏi phải được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hỗ trợ đầy đủ và chế độ chăm sóc sau tán chu đáo. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *