Ho bao lâu thì nên đi khám ung thư phổi?

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư xảy ra nhiều nhất và nghiêm trọng nhất trên thế giới.

ho bao lau thi nen di kham ung thu phoi 5af 5373874

Một trong những triệu chứng chính liên quan đến ung thư phổi là ho không khỏi sau 2 – 3 tuần – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Điều nguy hiểm là ung thư này thường không gây ra triệu chứng rõ ràng, cho đến khi đã di căn ra khỏi phổi hoặc đến các bộ phận khác.

Có nhiều nguyên nhân gây ra ho mạn tính, như hút t.huốc l.á, chảy dịch mũi sau, hen suyễn, trào ngược a xít, viêm phổi, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, lao. Nhưng ho mạn tính thường khỏi sau khi vấn đề cơ bản được điều trị.

Tuy nhiên, một người nếu ho kéo dài đến 2 – 3 tuần vẫn không khỏi, thì đó là dấu hiệu rõ nhất có thể báo hiệu ung thư phổi, theo Express .

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, một trong những triệu chứng chính liên quan đến ung thư phổi là ho không khỏi sau 2 – 3 tuần, theo Express .

Hãy đi khám ung thư phổi sớm nếu ho kéo dài đến thời gian kể trên, đặc biệt nếu có kèm thêm một hoặc nhiều triệu chứng sau:

Các triệu chứng chính của ung thư phổi

Ho dai dẳng, ngày càng nặng hơn

Viêm phổi tái phát

Ho ra m.áu

Đau ngực khi thở hoặc khi ho

Khó thở kéo dài

Lúc nào cũng thấy mệt hoặc thiếu năng lượng

Chán ăn hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân

ho bao lau thi nen di kham ung thu phoi 2d1 5373874

Khoảng 7/10 ca ung thư phổi là do hút thuốc – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Các triệu chứng ít gặp hơn của ung thư phổi bao gồm:

Ngón tay trở nên cong hơn hoặc đầu ngón tay to ra

Khó nuốt hoặc đau khi nuốt

Thở khò khè

Khàn giọng

Sưng mặt hoặc cổ

Đau ngực hoặc đau vai dai dẳng

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư phổi rất khác nhau, tùy vào mức độ di căn của ung thư tại thời điểm phát hiện bệnh.

Do đó, bắt buộc phải hành động ngay khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Cách phát hiện sớm ung thư phổi

Những ai có nguy cơ?

Hút thuốc

Hầu hết các trường hợp ung thư phổi là do hút thuốc, mặc dù những người chưa bao giờ hút thuốc cũng có thể mắc bệnh này.

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Anh, khoảng 7/10 ca ung thư phổi là do hút thuốc, kể cả hít phải khói thuốc do người khác hút, theo Express .

Viện này cảnh báo, ngay cả việc hút thuốc ít hoặc không thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Tiếp xúc với một số chất hóa học

Một số chất cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bao gồm amiăng, silica và cadmium.

Thường xuyên hít khí thải

Nghiên cứu cũng cho thấy, tiếp xúc với khói dầu diesel trong nhiều năm làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người sống ở khu vực có nồng độ khí NO cao – chủ yếu do ô tô và các phương tiện thải ra, có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 33%, theo Express .

Cả những người thường xuyên tiếp xúc với khói thải trong công việc cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn.

Người có t.iền sử gia đình mắc bệnh

Như Viện Nghiên cứu Ung thư Anh giải thích, người có người thân như cha mẹ hoặc anh chị em ruột từng bị ung thư phổi cũng dễ mắc ung thư phổi hơn, theo Express .

Những điều cần biết về phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 đã bắt đầu có những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Lúc này bạn không thể chủ quan được nữa mà cần đến gặp bác sĩ ngay để giúp cải thiện sức khỏe, tránh những biến chứng nguy hiểm.

nhung dieu can biet ve phoi tac nghen man tinh giai doan 2 1b1 5370900

Khi bệnh nhân sang bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2, có nghĩa là tình trạng đã trở nên tồi tệ hơn, luồng không khí đưa vào phổi cũng đã bị hạn chế và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng đã bị ảnh hưởng.

Đôi khi những dấu hiệu ban đầu của COPD rất dễ bị bỏ sót, nhưng khi COPD ở giai đoạn 2, nhiều bệnh nhân đã bắt đầu tìm tới các bác sĩ để tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra với bản thân – lúc này bạn có thể biết được rằng đã bị bệnh.

1. Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2

Ở giai đoạn 1, các triệu chứng có thể chưa rõ ràng, thì đến giai đoạn 2, những dấu hiệu bệnh trở nên rõ ràng và tồi tệ hơn. Ở mỗi cá nhân, các triệu chứng sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung chúng bao gồm:

– Ho liên tục kéo dài, kèm theo đờm, tình trạng này trở nặng hơn vào buổi sáng.

– Tình trạng khó thở khiến những việc làm đơn giản cũng trở lên khó khăn.

– Mệt mỏi.

– Khó ngủ.

– Thở khò khè khi bạn tập thể dục.

– Hay quên, đãng trí,…

nhung dieu can biet ve phoi tac nghen man tinh giai doan 2 241 5370900

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 có nhiều triệu chứng (Ảnh: Internet)

Triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn này là tình trạng khó thở. Tuy nhiên đây không phải triệu chứng duy nhất khi bạn có thể bị phổi tắc nghẽn cấp tính. Theo thống kê, có khoảng 20% bệnh nhân COPD giai đoạn 2 cần dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc steroid để điều trị các đợt cấp. Khi tình trạng khó thở trầm trọng hơn bạn cũng cần để ý đến những dấu hiệu sau:

– Khi nào bạn cảm thấy khó thở hơn bình thường?

– Chất nhầy đổi màu, lượng chất nhầy nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.

– Ho nhiều hơn.

– Người luôn mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất và có hướng điều trị phù hợp.

2. Tiên lượng của bệnh

Dựa vào chỉ số đ.ánh giá chức năng phổi (FEV1), nếu chỉ số này từ 50 – 80% thì có thể bạn đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2.

Từ đây, qua các xét nghiệm m.áu, hình ảnh chẩn đoán,… bác sĩ sẽ đ.ánh giá chính xác chức năng của phổi, những ảnh hưởng lên cơ thể cũng như cơ chế hoạt động của phổi trong giai đoạn này. Qua đó giúp bác sĩ tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất.

3. Biến chứng của bệnh

Tuy mới ở giai đoạn 2, nhưng một số trường hợp cũng có thể phải nhập viện và đe dọa sức khỏe người bệnh. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 có thể khiến bạn khó thở và rối loạn nhịp tim.

Nhiều người bị bệnh COPD cũng có nguy cơ ung thư phổi và bị huyết áp cao trong phổi. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị rủi ro của bệnh đối với sức khỏe.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng có thể dẫn đến trầm cảm do hay mệt mỏi và buồn bực. Hãy chia sẻ với mọi người xung quanh và bác sĩ nếu bạn có những khó chịu hoặc những lời muốn chia sẻ, tránh để ảnh hưởng lên tâm lý.

nhung dieu can biet ve phoi tac nghen man tinh giai doan 2 b75 5370900

Có nhiều biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 (Ảnh: Internet)

4. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 như thế nào?

4.1. Bỏ t.huốc l.á và tránh xa khói thuốc

T.huốc l.á là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khi được chẩn đoán mắc bệnh bạn cần hạn chế sử dụng và bỏ hẳn để tránh ảnh hưởng đến phổi.

Người không hút thuốc thì cần tránh xa những nơi có khói thuốc để tránh hít phải khói thuốc gây ảnh hưởng đến chức năng của phổi.

4.2. Sử dụng thuốc

Các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giãn phế quản để điều trị bệnh, giúp bạn dễ thở hơn. Bệnh nhân được nhận 2 loại chủ yếu:

– Thuốc có tác dụng ngắn từ 4-6 giờ, người bệnh dùng khi cần giảm các triệu chứng, trong trường hợp khẩn cấp.

– Thuốc có tác dụng kéo dài 12 giờ hoặc hơn, sử dụng giúp kiểm soát bệnh.

Ngoài những biện pháp điều trị trên, để tránh bệnh diễn biến trở nặng bạn cần chú ý:

– Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.

– Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe. Bổ sung nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

– Thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra để đ.ánh giá chính xác tình trạng phổi. Tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.

4.3. Phục hồi chức năng phổi

Phục hồi chức năng phổi là một chương trình giúp bạn duy trì chất lượng cuộc sống. Các bác sĩ, y tá có thể đưa ra những lời khuyên để bạn có một kế hoạch phù hợp nhất giúp phục hồi chức năng phổi và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Kế hoạch có thể bao gồm:

– Những thói quen an toàn cho bạn như tập thể dục, ngủ nghỉ đúng giờ,…

– Tư vấn thêm về tình trạng của bạn để đưa ra những hướng có lợi cho phổi và sức khỏe nói chung.

– Lời khuyên về một chế độ ăn uống lành mạnh.

– Những gợi ý để bệnh ngăn ngừa bệnh COPD.

4.4. Xử trí bệnh COPD giai đoạn 2 cấp

Khi có những đợt phổi tắc nghẽn mãn tính cấp, người bệnh cần dùng liều lượng thuốc nhiều hơn bình thường. Trong một số trường hợp, bạn cần:

– Sử dụng kháng sinh hoặc steroid.

– Bổ sung oxy bằng máy thở, mặt nạ oxy,…

– Nhập viện để điều trị.

Để ngăn ngừa bệnh bạn có thể tiêm phòng cúm và viêm phổi, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là một số những điều bạn cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2. Đây là giai đoạn trung bình, chưa quá nặng và có thể kiểm soát được. Nếu bạn chủ quan thì có thể dẫn đến những giai đoạn nguy hiểm nhanh hơn, nguy cơ t.ử v.ong đến sớm hơn. Vậy nên hãy tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ và có lối sống khoa học, lành mạnh để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *