Môi trường đô thị với sức khỏe: Tìm lối sống “xanh” trong không gian nhiều biến đổi

Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Hệ hô hấp của châu Âu cho thấy, tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm của môi trường đô thị dễ gây suy giảm chức năng phổi, khiến phổi sớm lão hóa; tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Đây là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng vào hàng thứ 3 trên thế giới, đã được các nhà khoa học cảnh báo.

Mối đe dọa tiềm ẩn

T.uổi tác càng cao, sức khỏe của phổi có xu hướng dần yếu đi, ô nhiễm không khí làm tăng tốc quá trình lão hóa, không khí ô nhiễm cũng ảnh hưởng tiêu cực đến phổi. Trên thực tế, từng có các nghiên cứu về ô nhiễm không khí gây hại phổi hiếm đến mức khó tin.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một mẫu không khí mà các đối tượng tham gia tiếp xúc tại nhà để ước tính mức độ ô nhiễm. Phát hiện cho thấy những chất gây ô nhiễm gồm có vật chất dạng hạt (PM10), dạng hạt mịn (PM2,5) và nitro dioxide (NO2).

moi truong do thi voi suc khoe tim loi song xanh trong khong gian nhieu bien doi cc9 5490371

Thông thường, các chất này được sinh ra từ nhiên liệu xe hơi, nhà máy nhiệt điện, khí thải công nghiệp và phương tiện giao thông. Sau đó, nhóm nghiên cứu tìm hiểu sự tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến chức năng của phổi.

Những dữ liệu được khảo sát, phân tích kỹ lưỡng như: độ t.uổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể, thu nhập hộ gia đình, trình độ học vấn, tình trạng hút thuốc và tiếp xúc với khói t.huốc l.á của đối tượng tham gia, ảnh hưởng của nghề nghiệp.

Từ dữ liệu cho thấy, trung bình mỗi năm mật độ PM2,5 tăng 5 mcg/mét khối trong bầu không khí tại nhà của các đối tượng tham gia, gây suy giảm chức năng phổi, tương đương với hai năm lão hóa sớm.

Khi tính toán khả năng mắc bệnh phổi, những đối tượng tham gia sống ở khu vực có nồng độ PM2,5 trên mức tiêu chuẩn trung bình hàng năm mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra (10 mcg/mét khối), khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của họ cao gấp 4 lần, so với những người tiếp xúc thụ động với khói t.huốc l.á tại nhà, và bằng phân nửa so với những người đã, đang hút t.huốc l.á.

Trong khi đó, giới hạn mật độ của PM2.5 trong không khí theo tiêu chuẩn của EU là 25 mcg/mét khối, cao hơn mức gây suy giảm chức năng phổi. Điều này cho thấy tiếp xúc với không khí ô nhiễm ngoài trời có liên quan trực tiếp đến suy giảm chức năng phổi và tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Ngoài ra, những người tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao hơn thì phổi của họ yếu hơn, tương đương với ít nhất một năm lão hóa sớm.

Đáng lo nhất là những đối tượng thu nhập thấp có xu hướng dễ ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, tăng gấp đôi suy giảm chức năng phổi, tăng gấp ba nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính, so với đối tượng thu nhập cao, ở cùng điều kiện tiếp xúc không khí ô nhiễm.

Sống “xanh” giúp dễ dàng hòa nhập với xã hội. Khi lựa chọn lối sống “xanh”, chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống của mình có mục đích và ý nghĩa hơn.

moi truong do thi voi suc khoe tim loi song xanh trong khong gian nhieu bien doi 435 5490371

Sống “xanh”: Giá trị của sự hài hòa

Sống “xanh” từ việc sử dụng ánh sáng tự nhiên, cải thiện chất lượng không khí bên trong và mua sắm dùng túi tái sử dụng thay vì túi nhựa. Hoặc tiêu thụ nhiều sản phẩm hữu cơ thay cho thịt và thực phẩm chế biến sẵn.

Ngay cả việc sử dụng dụng bóng đèn dây tóc trong nhà cũng là cách hướng đến một cuộc sống bền vững. Tất cả đều tác động đáng kể khi chúng ta thực hiện những lựa chọn đó để chuyển dần sang lối sống “xanh”.

Sống “xanh” cũng giúp ta tránh khỏi dị ứng hoặc không làm cho bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Chẳng hạn như ít gặp vấn đề về viêm phế quản mạn tính, dị ứng phấn hoa, hen suyễn và nhiều căn bệnh khác. Tác động tích cực của sống “xanh” không chỉ dừng lại ở thể chất, bởi việc dành thời gian với thiên nhiên còn làm giảm căng thẳng và các bệnh lý về tinh thần.

Kịp thời phẫu thuật cứu bệnh nhân bị 2 tổn thương nguy hiểm

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vừa phẫu thuật kịp thời, cứu thành công bệnh nhân B.V.S., 63 t.uổi, ngụ xã Bình Lợi, H.Vình Cửu bị tắc động mạch cảnh trong bên trái và tắc động mạch dưới đòn bên trái.

kip thoi phau thuat cuu benh nhan bi 2 ton thuong nguy hiem 062 5485591

Bệnh nhân được kiểm tra sức khỏe trước khi xuất viện.

Ngày 31-12, BS Trần Quốc Hoài, khoa Ngoại lồng ngực – tim mạch cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, đau ngực phải, ho nhiều, đau đầu, chóng mặt. Qua thăm khám, chụp CT, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh trong bên trái (khoảng 70%) và tắc động mạch cảnh dưới đòn bên trái. Do bệnh nhân có t.iền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nghi ngờ viêm phổi nên được chỉ định cấy đàm. 4 ngày sau khi cấy đàm cho kết quả bệnh nhân bị viêm phổi.

Các bác sĩ đã quyết định thực hiện ca phẫu thuật để giải quyết cùng lúc cả 2 tổn thương cho bệnh nhân. Tuy nhiên, vì bệnh nhân bị viêm phổi, nếu phẫu thuật gây mê sẽ gặp nguy cơ cao như đặt ống nội khí quản sẽ không rút ra được và gây biến chứng viêm phổi sau mổ.

Vì thế, các bác sĩ đã quyết định gây tê vùng cổ và vai cho bệnh nhân để phẫu thuật, bóc tách đoạn động mạch bị hẹp để m.áu lưu thông. Đồng thời dùng mạch m.áu nhân tạo nối từ động mạch cảnh sang động mạch dưới đòn bên trái để đủ m.áu nuôi tay, chữa tắc động mạch dưới đòn bên trái. Ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân được chăm sóc tại khoa, đã hồi phục và được xuất viện.

Theo BS Hoài, do bệnh nhân bị hội chứng cướp m.áu ở động mạch đốt sống bên trái (do bị tắc động mạch dưới đòn bên trái, không có m.áu nuôi tay bên trái) và hẹp động mạch cảnh nên lượng m.áu lên nuôi não rất hạn chế. Đây là 2 tổn thương rất nặng, nếu không được phát hiện và phẫu thuật sớm, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị đột quỵ và thiếu m.áu nuôi tay lâu dài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *