Những lưu ý về kiêng cữ sau khi nội soi tán sỏi niệu quản

Kiêng cữ sau khi nội soi tán sỏi niệu quản là điều mà người bệnh rất quan tâm. Bởi thời điểm này sức khỏe của người bệnh chưa ổn định hoàn toàn. Nếu chăm sóc không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới quá trình phục hồi cũng như làm tăng nguy cơ sỏi tái phát.

1. Vì sao cần chú ý đến chế độ ăn uống sau tán sỏi?

Chế độ ăn uống là một trong những điều người bệnh cần kiêng cữ đầu tiên sau khi nội soi tán sỏi niệu quản.

Cụ thể là các dưỡng chất có trong các thực phẩm mà cơ thể hấp thụ sẽ giúp làm lành những tổn thương vùng niêm mạc niệu quản cũng như hỗ trợ quá trình đào thải các nhân sỏi nhỏ, mảnh vụn sỏi sau tán, cặn máu, dịch máu hay các thành phần khác có trong niệu quản… ra bên ngoài tốt hơn.

Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết nên ăn gì và nên kiêng ăn gì sau tán sỏi.

d 1

Một chế độ ăn uống đúng cách, khoa học rất quan trọng và cần thiết đối với người bệnh sau nội soi tán sỏi niệu quản.

2. 5 nhóm thực phẩm nên kiêng cữ sau khi nội soi tán sỏi niệu quản

2.1. Đồ ăn cứng, cay nóng

Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thực phẩm quá cay như: ớt, kim chi, món hầm cay,… Nguyên nhân là do sau quá trình tán sỏi, đa phần người bệnh sẽ bị khó tiêu. Những loại thực phẩm cay nóng có thể dẫn đến tình trạng bị táo bón, khó đại tiện.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đồ ăn cứng, khó tiêu. Chúng sẽ ép dạ dày phải hoạt động liên tục, làm tình trạng khó tiêu ngày càng tồi tệ hơn.

2.2. Ăn mặn

Thực tế là người Việt Năm ăn khá mặn. Việc tăng lượng muối liên tục trong khẩu phần ăn sẽ làm gia tăng các vấn đề về thận và tiết niệu. Các chuyên gia khuyến cáo rằng chỉ nên ăn khoảng 2.3 gam muối mỗi ngày đối với những người bị sỏi niệu quản.

Sau tán sỏi niệu quản, hãy xây dựng và duy trì lối ăn uống khoa học, hợp lý. Hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị đặc biệt là muối, dầu mỡ để giảm nguy cơ sỏi tái phát.

2.3. Hạn chế các nhóm thực phẩm giàu oxalat

Những loại thực phẩm giàu oxalat được biết đến là rất tốt cho sức khỏe: Ngăn lão hóa, cải thiện sức đề kháng,… Tuy nhiên, với những người mới tán sỏi niệu quản hãy cảnh giác với nhóm thực phẩm này. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa oxalat có thể tăng khả năng hình thành sỏi.

Một số thực phẩm chứa oxalat cần lưu ý như: Rau cải bó xôi, socola,.. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế nhóm thực phẩm chứa đồng thời cả canxi và oxalat để tránh trường hợp cơ thể hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng tạo gánh nặng lên thận.

2.4. Kiêng các loại đồ uống kích thích

Một số loại đồ uống có chứa chất kích thích cần hạn chế tối đa như: Cà phê, bia, rượu, trà đặc,… Những loại đồ uống này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, làm chậm quá trình hồi phục và tăng nguy cơ tái sỏi rất cao.

2.5. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh

Đồ nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh chứa hàm lượng đạm và lượng muối rất cao. Việc hấp thu các loại thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng nhiều đến chức năng thận, mà còn có thể gây nên nguy cơ béo phì, tiểu đường.

Đối với người bệnh vừa tán sỏi xong lại càng cần chú ý, hãy hạn chế tối đa và tốt nhất là kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm này. Ưu tiên các cách chế biến không dầu như luộc, hấp thay vì chiên, xào.

Thuc an nhanh la gi tac hai cua thuc an nhanh va cac loai tot cho suc khoe 1 1200x676 1

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ tái sỏi rất cao

3. Những thực phẩm nên ăn sau nội soi tán sỏi niệu quản

3.1. Bổ sung nhiều nước mỗi ngày

Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày là điều quan trọng đối với người bệnh sỏi cũng như người bệnh sau tán sỏi. Các chuyên gia khuyến nghị nên uống hơn 2,5 lít mỗi ngày. Điều này sẽ giúp người bệnh đi tiểu nhiều hơn, khả năng lọc của thận tốt hơn và làm hạn chế khả năng tái sỏi.

Ngoài việc sử dụng nước lọc sạch, người bệnh có thể cấp nước từ nhiều nguồn khác như nước hoa quả, nước canh, nước súp,…

3.2. Thực phẩm chứa nhiều canxi

Điều này sẽ không mâu thuẫn với việc hạn chế nhóm thực phẩm chứa đồng thời cả canxi và oxalat cùng một lúc như đã nói ở trên. Bởi lẽ, bổ sung canxi đúng cách và hợp lý sẽ giúp cơ thể được cân bằng dưỡng chất giảm nguy cơ loãng xương và ngăn ngừa khả năng tái sỏi.

Chính vì vậy, bổ sung canxi cho người bệnh sau tán sỏi là vô cùng cần thiết. Các thực phẩm giàu canxi mà người bệnh sau nội soi tán sỏi niệu quản có thể tham khảo là: sữa, phô mai, trứng, các loại hạt,..

20210128 091948 068343 canxi.max 1800x1800 1

Bổ sung canxi hợp lý và đúng cách sẽ có lợi với người bệnh sau tán sỏi niệu quản

3.3. Thực phẩm giúp bổ sung vitamin (A, D, B6)

Đây là các loại vitamin có lợi cho người bệnh sỏi. Chẳng hạn như vitamin D sẽ giúp việc hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn. Vitamin B6 làm giảm khả năng hình thành oxalat. Vitamin A có tác dụng điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu, nhờ đó hạn chế sự hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản..

Bạn có thể bổ sung các loại vitamin này bằng các thực phẩm thường ngày. Ví dụ như vitamin D có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa, hải sản,… Vitamin A thì lại có nhiều trong rau củ quả như khoai lang, gấc, diếp cá, cà rốt,… Còn các loại hạt, trái cây, gạo nguyên cám thì rất giàu vitamin B6. Trên cơ sở những loại thực phẩm này có thể xây dựng thực đơn hàng ngày giúp cải thiện tốt tình trạng người bệnh sau tán sỏi.

3.4. Tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Chất xơ có vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa thức ăn, rất có lợi cho hệ tiêu hóa đặc biệt là hệ bài tiết. Do đó, việc bổ sung nhiều chất xơ sẽ giúp hạn chế phần nào sự phát triển của sỏi. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: Các loại rau xanh, ớt chuông, cần tây,…

3.5. Thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn

Một số loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn tốt và được lựa chọn phổ biến dành cho người bệnh sau tán sỏi như nghệ, mật ong, gừng, trái cây có múi,.. Những thực phẩm này có chứa nhiều vitamin C, đặc biệt ở các loại trái cây có múi như cam, bưởi, chanh,.. Ngoài vitamin C chúng còn chứa lượng lớn hoạt chất citrate có tác dụng hòa tan một số thành phần hình thành nên sỏi.

Như vậy, việc tìm hiểu những lưu ý về kiêng cữ sau khi nội soi tán sỏi niệu quản cũng như những loại thực phẩm cần được bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh sau tán sỏi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe, ngăn chặn kịp thời nguy cơ sỏi tái lại.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *