Những sai lầm khi đi bộ bạn nên tránh

Không thể phủ nhận lợi ích của việc đi bộ, tuy nhiên, nếu mắc phải một trong những sai lầm dưới đây, đi bộ lại có hại nhiều hơn lợi.

Đi bộ được coi là hình thức tập luyện thể dục an toàn, nhẹ nhàng và phù hợp cho mọi lứa t.uổi, kể cả phụ nữ có thai hay người già. Với mỗi 1km, bằng phương pháp đi bộ bạn có thể đốt cháy 50calo, giảm huyết áp, giảm lượng đường trong m.áu, tăng vận động các nhóm cơ, cải thiện tuần hoàn… nhờ đó não bộ mạnh mẽ hơn, khớp xương linh hoạt và cũng góp phần không nhỏ giúp duy trì vóc dáng.

Không thể phủ nhận lợi ích của việc đi bộ, tuy nhiên, nếu mắc phải một trong những sai lầm dưới đây, đi bộ lại có hại nhiều hơn lợi:

nhung sai lam khi di bo ban nen tranh 7a4 5376111

Ảnh: Internet

1. Đi bộ bên lề đường

Không đi bộ bên lề đường, vỉa hè chẳng lẽ lại đi dưới lòng đường sao? Nghe qua thật vô lý, thế nhưng chính các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: khi đi bộ, chúng ta hô hấp nhiều hơn vì vậy phổi sẽ giãn nở để tăng dung tích hít thở. Nếu bạn đi trên vỉa hè, lề đường, với tình trạng ô nhiễm không khí do khói bụi của các đô thị hiện nay, đây thực sự không phải cách tập luyện thông minh vì dễ khiến bạn hít vào lượng bụi bẩn và không khí độc hại nhiều hơn bình thường. Các loại tạp chất này có thể xâm nhập vào m.áu.

nhung sai lam khi di bo ban nen tranh f42 5376111

Ảnh: Internet

Vậy nên nếu bạn muốn đi bộ thể dục, hãy đi bộ bằng máy tập ở nhà, phòng tập hoặc tới những nơi sạch sẽ, thoáng đãng như công viên, nơi vắng xe cộ để giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí và bụi.

Bên cạnh đó, không nên đeo khẩu trang khi luyện tập thể thao, kể cả đi bộ vì nó làm cản đường khí thở, có thể gây ra các tác hại nguy hiểm như choáng váng, thậm chí ngất vì thiếu dưỡng khí.

nhung sai lam khi di bo ban nen tranh 4ee 5376111

Ảnh: Internet

2. Sải chân quá dài

Mỗi người có cách đi bộ khác nhau, nhưng nhiều người, đặc biệt là các thanh niên thường nghĩ rằng càng sải chân dài thì việc đi bộ càng đem lại hiệu quả đốt mỡ cao hơn. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm khác, bởi sải chân dài có thể khiến bạn di chuyển nhanh hơn nhưng cũng làm bạn mệt nhanh hơn và dễ gây ra chứng đau cơ phần xương ống chân, thậm chí chấn thương phần cơ này vì liên tục chịu tác động vào đó.

nhung sai lam khi di bo ban nen tranh d6a 5376111

Ảnh: Internet

Hãy đi bộ nhịp nhàng, kết hợp xoay vai, tay để tập luyện cho nhóm cơ bên trên. Tận hưởng cảm giác tập thể dục nhẹ nhàng.

3. Tốc độ đi bộ quá nhanh

Đây cũng là một sai lầm nhiều người thường mắc phải, bởi theo thói quen sinh hoạt bình thường, khi đi bộ chúng ta thường đi nhanh để nhanh đến đích hơn. Vì vậy, khi tập thể dục bằng cách đi bộ, chúng ta thường có xu hướng càng đi càng nhanh. Đặc biệt ở những người mới tập luyện đi bộ, họ dễ bị phấn khích và dốc sức để việc tập luyện có hiệu quả hơn.

nhung sai lam khi di bo ban nen tranh 0e9 5376111

Ảnh: Internet

Tuy nhiên, đi nhanh cũng như việc sải bước rộng ở trên, dễ gây nhức mỏi cơ, chấn thương cho người tập, bên cạnh đó còn khiến chúng ta nhanh mất nước, mất sức. Do đó, nếu tập luyện bằng cách đi bộ, hãy bắt đầu từ quãng đường ngắn, từ từ tăng quãng đường đi lên nhưng luôn nhắc nhở và kiềm chế bản thân ở một nhịp độ để có thể tăng cường sự dẻo dai, khả năng chịu đựng của các nhóm cơ.

nhung sai lam khi di bo ban nen tranh fca 5376111

Ảnh: Internet

4. Nghỉ giữa chừng liên tục

Đi bộ là hoạt động nhẹ nhàng nên nhiều người thường có suy nghĩ đi vì sức khỏe, mệt thì nghỉ một lát lại đi tiếp. Đây là sai lầm nghiêm trọng khi đi bộ bởi đây vốn dĩ là một hoạt động thể dục, mà khi bạn đã hoạt động thể dục thì cần có sự kiên trì và duy trì đều đặn để các nhóm cơ, mỡ được đốt cháy tốt nhất. Nếu bạn cứ nghỉ liên tục, các cơ bắp và mỡ đang trong quá trình đốt cháy sẽ bị nguội đi, ảnh hưởng đến quá trình tăng cơ, tiêu mỡ.

nhung sai lam khi di bo ban nen tranh 6c8 5376111

Ảnh: Internet

Nếu không sửa thói quen này, bạn có đi bộ bao nhiêu cũng thành vô ích. Hãy cố gắng duy trì sao cho bản thân có thể đi liên tục 6000 bước, 2 bước/giây và nghỉ ngơi sau đó. Nếu thấy mệt, hãy đi chậm lại thở đều để lấy lại sức và trở về tốc độ cũ, dần dần bạn sẽ quen với nhịp độ hoạt động này và có thể tăng cường độ lên cao hơn.

5. Cúi gằm mặt khi đi bộ

Một số người có thói quen đi bộ nhưng cúi đầu, để nhìn điện thoại hoặc chỉ đơn giản là nhìn đường đi. Thế nhưng, đây lại là tư thế nguy hiểm, nó không chỉ khiến bạn nhanh mệt mà còn làm ảnh hưởng tới chức năng của tim và phổi. Đi bộ cúi mặt thường khiến bạn rơi vào trạng thái thiếu oxy, chóng mặt.

nhung sai lam khi di bo ban nen tranh 219 5376111

Ảnh: Internet

Để có thể đi bộ tốt nhất, hãy ngẩng đầu nhìn thẳng, ưỡn ngực. Khi đó, 13 nhóm cơ trong người sẽ được vận động cùng lúc, giúp bạn đốt cháy calo, nâng cao thể lực, đạt được hiệu quả mong muốn cho việc tập luyện./.

5 sai lầm khi đi bộ ai cũng mắc phải hàng ngày, không sửa sớm thì chưa khỏe lên đã thấy “rước” thêm bệnh vào người

Không ai phủ nhận được lợi ích của việc đi bộ, tuy nhiên một số sai lầm dưới đây có thể khiến phương pháp tập luyện này hại nhiều hơn lợi.

5 sai lam khi di bo ai cung mac phai hang ngay khong sua som thi chua khoe len da thay ruoc them benh vao nguoi 1f9 5147169

Đi bộ luôn được coi là hình thức tập thể dục an toàn nhất cho mọi nhóm t.uổi, kể cả phụ nữ có thai hay người già. Bạn có thể đốt cháy 50 calo cho mỗi km đi bộ, vừa làm giảm huyết áp và kiểm soát lượng đường trong m.áu. Nhờ vậy mà não bộ dần mạnh mẽ hơn, xương linh hoạt hơn và cân nặng giảm đi trông thấy.

Dù tốt là vậy nhưng thực tế, cũng giống như những môn thể thao khác, đi bộ cũng có một vài quy chuẩn nhất định. Bởi nếu làm sai thì không những gây hại cho sức khỏe mà còn làm bạn chẳng giảm được ký nào, thậm chí là gây nhiều chấn thương nghiêm trọng:

1. Đi bộ bên lề đường

Nghe qua có lẽ ai cũng nghĩ tại sao đi bộ bên lề đường hay vỉa hè lại là sai lầm được? Nhưng thực tế, khi đi bộ thì phổi chúng ta sẽ giãn ra và tăng dung tích lên để hít vào nhiều oxy hơn. Nếu hay đi bên vỉa hè ngoài đường, bạn sẽ vô tình hít vào quá nhiều bụi bẩn và khí độc hại hơn bình thường. Từ đó làm các chất này xâm nhập vào mạch m.áu và hình thành mảng bám xấu.

5 sai lam khi di bo ai cung mac phai hang ngay khong sua som thi chua khoe len da thay ruoc them benh vao nguoi a3d 5147169

Hãy chọn đi bộ ở công viên hay nơi vắng xe cộ để giảm thiểu tác hại của bụi chị em nhé.

Vậy nên nếu bạn quyết định đi bộ thể dục, hãy lựa chọn những nơi sạch sẽ và thoáng đãng nhất. Chẳng hạn như một công viên với nhiều cây xanh bóng râm hay một nơi ít xe qua lại đều ổn.

2. Sải chân quá dài

Nhiều người tin rằng khi đi bộ, sải chân càng dài chừng nào thì tốc độ lại càng nhanh chừng đó, khiến việc luyện tập đốt mỡ trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sải chân quá dài sẽ làm bạn mệt mỏi nhanh hơn, dễ gây ra chứng đau cơ quanh xương ống chân hoặc nặng hơn là chấn thương. Bạn hãy đi bộ thật nhịp nhàng, luôn giữ chân đi với mức độ vừa phải và không sải chân quá rộng.

3. Tốc độ đi bộ quá nhanh

Đây là sai lầm thường xảy ra ở những người vừa bắt đầu luyện tập – lúc mà chúng ta thường phấn khích và hứng thú cao độ. Đối với họ, việc đi bộ là hoạt động mới lạ nên thường dốc toàn bộ sức để đi thật nhanh. Hậu quả là vừa không mang lại hiệu quả trong quá trình luyện tập mà còn gây chấn thương, đau cơ, mất nước và mất sức trầm trọng.

5 sai lam khi di bo ai cung mac phai hang ngay khong sua som thi chua khoe len da thay ruoc them benh vao nguoi dc3 5147169

Đi bộ quá nhanh chẳng những không giúp khỏe mạnh mà còn khiến bạn “rước” thêm chấn thương.

Vì thế nếu bạn là người thường xuyên đi bộ, hãy bắt đầu với những quãng đường ngắn và từ từ tăng tốc. Có như vậy, bạn mới duy trì được sự dẻo dai và tăng cường sức khỏe được.

4. Nghỉ giữa chừng liên tục

Cứ đi bộ một chút là nghỉ giữa chừng, sau đó đi tiếp rồi lại nghỉ… Đây thật sự cách tập này không hề tốt chút nào nhưng rất nhiều người mắc phải. Nếu cứ nghỉ liên tục khi đi bộ, các cơ bắp và mỡ đang trong quá trình đốt cháy sẽ bị nguội đi, ảnh hưởng đến quá trình tăng cơ tiêu mỡ.

Thói quen này nếu không sửa sớm thì bạn có tập quần quật thế nào cũng vô ích mà thôi. Hãy cố gắng duy trì đi bộ liên tục 6000 bước liên tục, 2 bước mỗi giây rồi mới nghỉ để đạt hiệu suất tối đa. Nếu cảm thấy mệt quá, hãy giảm số bước lại rồi tăng dần lên cho đến khi cơ thể quen với cường độ cao hơn.

5 sai lam khi di bo ai cung mac phai hang ngay khong sua som thi chua khoe len da thay ruoc them benh vao nguoi ffc 5147169

5. Cúi gằm mặt khi đi bộ

Một số bạn trẻ hiện giờ hay có thói quen dù đi bộ nhưng mặt vẫn cúi gằm xuống để bấm điện thoại. Cần phải hiểu rằng, tư thế này không chỉ mang lại cảm giác mệt mỏi mà còn làm ảnh hưởng đến chức năng tim phổi. Nếu không sửa đổi sớm, dần dần bạn sẽ rơi vào trạng thái thiếu oxy và chóng mặt liên tục.

Tư thế tốt nhất khi đi bộ chính là ngẩng thẳng đầu và ưỡn ngực ra. Chỉ bằng cách này, bạn có thể thúc đẩy 13 nhóm cơ lớn trong người vận động cùng một lúc. Nhờ vậy mà thể lực và hệ miễn dịch đều được tăng cường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *