Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

Cơ thể người cần rất nhiều loại vi chất dinh dưỡng nhưng vitamin A, sắt, kẽm, iốt là những vi chất thiết yếu đặc biệt đối với phát triển t.rẻ e.m.

Các vi chất dinh dưỡng này cần thiết cho nhiều chức phận quan trọng của cơ thể. Ví dụ vitamin A cần thiết cho sự tăng trưởng, quá trình nhìn, sinh sản, sự phân bào và chức năng miễn dịch. Do vậy, khi trẻ bị thiếu vitamin A thường có biểu hiện chậm lớn, tổn thương ở mắt và suy giảm miễn dịch tăng mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Sắt có trong mọi tế bào, nhiều nhất trong m.áu. Sắt có vai trò quan trọng trong tạo tế bào hồng cầu, vận chuyển ôxy và tham gia vào chuyển hoá các chất dinh dưỡng. Bệnh phổ biến khi thiếu sắt là gây thiếu m.áu dinh dưỡng. Kẽm cũng rất cần cho sự phát triển của trẻ kích thích sự tăng trưởng, tham gia vào nhiều thành phần của các men (enzym) cần thiết đối với cơ thể.

phong chong thieu vi chat dinh duong cho tre nho 2865bc

Vitamin A, sắt, kẽm, iốt là những vi chất thiết yếu đặc biệt đối với phát triển t.rẻ e.m

Nguyên nhân thiếu vi chất ở trẻ nhỏ rất đa dạng

Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng của bào thai có thể do sinh thiếu tháng hoặc tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai không tốt, không có đủ dự trữ các chất dinh dưỡng. Do vậy, những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai thường phát triển chậm hơn và có nguy cơ thiếu vi chất cao hơn. Đ.ứa t.rẻ sinh thiếu tháng cũng có nguy cơ thiếu vi chất vì nguồn dự trữ sắt và vitamin A không đáp ứng nhu cầu của trẻ trong 6 tháng đầu. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhỏ còn phụ thuộc vào rất nhiều vào tình trạng dinh dưỡng của mẹ trong thời kỳ mang thai. Những người mẹ khi mang thai có tình trạng dinh dưỡng không tốt, không có đủ dự trữ các chất dinh dưỡng thì thường sinh con nhỏ, nhẹ cân và sau khi sinh không đủ sữa nuôi con. Mặt khác, tốc độ phát triển nhanh là đặc trưng của trẻ nhỏ dưới 1 t.uổi và nhu cầu dinh dưỡng theo trọng lượng cơ thể cao hơn so với các lứa t.uổi khác. Nhưng trong giai đoạn này sức ăn của t.rẻ e.m có hạn, bộ máy tiêu hoá và các chức năng tiêu hóa, hấp thụ chưa hoàn chỉnh, nếu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ không hợp lý sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu vi chất ở trẻ nhỏ.

Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trước tiên cần quan tâm đến “Dinh dưỡng sớm” tức là chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ trước khi có thai (ngay từ t.uổi vị thành niên) để cơ thể thanh nữ phát triển tốt, có tình trạng dinh dưỡng tốt trước khi làm mẹ. Dinh dưỡng lúc chuẩn bị mang thai và trong thời gian mang thai cũng rất quan trọng để giúp thai nhi phát triển tốt và bà mẹ có đủ dự trữ các chất dinh dưỡng để nuôi con sau này. Mặt khác bổ sung viên sắt/axit folic ngay trước khi có thai, trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh là rất cần thiết để phòng chống thiếu m.áu cho cả mẹ và con. Bà mẹ trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ cũng cần được uống vitamin A liều cao (200.000 đơn vị) để có đủ vitaminA trong sữa mẹ, giúp phòng chống thiếu vitamin A cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng t.uổi.

phong chong thieu vi chat dinh duong cho tre nho 66b28f

Trẻ từ 6 đến 24 tháng t.uổi là giai đoạn cần được chăm sóc đặc biệt

Đối với t.rẻ e.m trên 6 tháng t.uổi, tiếp tục cho bú sữa mẹ và chế độ ăn bổ sung hợp lý là rất quan trọng trong phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ từ 6 đến 24 tháng t.uổi là giai đoạn diễn ra sự chuyển tiếp về nuôi dưỡng (ăn bổ sung và sau đó là cai sữa và chuyển sang bữa ăn cùng gia đình), đồng thời dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Do vậy giai đoạn này cần được chăm sóc đặc biệt. Nuôi con bằng sữa mẹ đến 18- 24 tháng là cần thiết ngoài ra cho trẻ ăn bổ sung hợp lý.

Câu hỏi đặt ra là thế nào là ăn bổ sung hợp lý? Thức ăn bổ sung cần phối hợp nhiều loại thực phẩm (từ 4 nhóm thực phẩm), thực hiện “Tô màu bát bột” bằng các màu của thực phẩm tự nhiên và thực hiện đúng nguyên tắc của ăn bổ sung là tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc để tránh bị rối loạn tiêu hoá. Số bữa ăn cũng rất quan trọng vì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cao nhưng dạ dày của trẻ lại nhỏ do vậy cần cho trẻ ăn nhiều bữa tuỳ theo lứa t.uổi. Để tránh bị tiêu chảy cần chú ý đến khâu vệ sinh thực phẩm và vệ sinh ăn uống cho trẻ từ lựa chọn đến chế biến,bảo quản thức ăn.

Một số sai lầm hay gặp khi cho trẻ ăn bổ sung

Sử dụng thực phẩm giàu đạm không đúng: Nhiều gia đình cho trẻ ăn nước thịt (lượng đạm rất ít) hoặc nước xương hầm (có rất nhiều a xít béo no) đôi khi gây đầy bụng hoặc rối loạn tiêu hoá. Nên cho trẻ ăn thịt nạc vai xay hoặc băm nhỏ vì vừa có cả đạm vừa có cả mỡ rất cần cho phát triển của trẻ. Hãy thực hiện câu nói “Khôn ăn cái, dại ăn nước”, có nghĩa là cần cho trẻ ăn cả phần cái và phần nước của thức ăn vì phần lớn các thành phần dinh dưỡng tập trung trong phần cái.

Sai lầm thứ hai là kiêng hoặc ít cho trẻ ăn dầu mỡ vì sợ khó tiêu, gây tiêu chảy. Dầu mỡ giúp trẻ ăn ngon miệng, là nguồn năng lượng quan trọng ngoài ra còn giúp cho hấp thu một số vitamin (trong đó có vitamin A) tốt hơn và rất cần cho phát triển cơ thể.

Rau xanh là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng nhưng một số bà mẹ lại không cho trẻ ăn rau xanh vì sợ ăn rau dễ bị rối loạn tiêu hoá.

Mặt khác, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp cũng rất quan trọng vì nó liên quan đến tình trạng thiếu vi chất của trẻ nhỏ.

Bên cạnh việc bổ sung vitamin A liều cao 6 tháng 1 lần, có thể sử dụng các sản phẩm được tăng cường vi chất (sắt, kẽm, vitamin A) và đặc biệt quan trọng là phải duy trì nuôi con bằng sữa mẹ và chế độ ăn bổ sung hợp lý.

Theo congthuong

Gửi con trai 1 t.uổi cho bà nội chăm sóc, sau nửa năm ngoại hình của bé thay đổi bất ngờ

Chỉ trong vòng nửa năm ngắn ngủi, vợ chồng chị Vương không ngờ ngày gặp lại không thể nhận ra đứa con bé bỏng.

Nuôi một đ.ứa t.rẻ khôn lớn không phải là chuyện đơn giản, các bậc cha mẹ do nhiều nguyên nhân nên đôi khi xem nhẹ vấn đề ăn uống của con và ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ.

Vợ chồng chị Vương kinh doanh ăn uống và phục vụ bữa sáng cho khách hàng. Do tính chất công việc là dậy sớm thức khuya, hai vợ chồng quyết định gửi con trai 1 t.uổi là bé Tiểu Bảo đến nhà ông bà nội chăm sóc. Khi nghe tin này, bà nội vui mừng khôn xiết, mỗi ngày bà đều ngóng đợi được đón đứa cháu bé bỏng. Khi Tiểu Bảo đến nhà bà nội, bé đã ở với ông bà trong vòng nửa năm.

Lúc công việc kinh doanh của vợ chồng chị Vương thuận lợi và đi vào guồng quay, họ nghĩ đến việc đón Tiểu Bảo từ nhà nội về. Khi đến trước cửa, một đ.ứa t.rẻ béo tròn, mắt híp chạy đến gọi cả hai người là bố mẹ khiến họ vô cùng kinh ngạc. Chỉ trong vòng nửa năm ngắn ngủi, vợ chồng chị Vương không ngờ ngày gặp lại không thể nhận ra đứa con bé bỏng. Tiểu Bảo đã trở thành đ.ứa t.rẻ béo phì từ lúc nào không hay.

gui con trai 1 tuoi cho ba noi cham soc sau nua nam ngoai hinh cua be thay doi bat ngo 887350

gui con trai 1 tuoi cho ba noi cham soc sau nua nam ngoai hinh cua be thay doi bat ngo 20ea4b

Nguyên nhân nào khiến Tiểu Bảo trở thành đ.ứa t.rẻ béo phì?

1. Dư thừa chất dinh dưỡng

Trước tiên là do bé đã hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng trong bữa ăn. Tại nhà nội, mỗi bữa bà đều cho bé ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, bà nội còn tận tâm hầm canh gà, canh xương cho bé ăn. Do Tiểu Bảo hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng và chất béo có trong canh hầm nên mới tăng cân chóng mặt.

2. Bà nội quá cưng chiều cháu

Bà nội quá cưng chiều cháu cũng là một trong số nguyên nhân khiến Tiểu Bảo béo phì. Mỗi ngày, bà đều cho bé ăn vặt và thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Chỉ cần bé thích ăn món nào thì bà nội đều đáp ứng. Chính vì cho bé ăn uống không kiểm soát nên bé mới tăng cân vù vù.

gui con trai 1 tuoi cho ba noi cham soc sau nua nam ngoai hinh cua be thay doi bat ngo e05b57

3. Bé không được vận động cơ thể

Khi ở nhà bà nội, bé rất lười vận động. Phần lớn thời gian, bé đều ngồi xem tivi, nghịch điện thoại, thậm chí bà nội còn mua ghế lười cho bé ngồi thoải mái. Chính vì không ra ngoài vận động, không chơi đùa với các bạn cùng lứa t.uổi nên Tiểu Bảo ngày càng phát triển về chiều ngang.

Phương pháp giúp giảm nguy cơ béo phì cho các bé mà cha mẹ cần nhớ:

gui con trai 1 tuoi cho ba noi cham soc sau nua nam ngoai hinh cua be thay doi bat ngo 855950

1. Cân bằng chất dinh dưỡng

Muốn bé duy trì cân nặng khỏe mạnh, trước tiên cha mẹ phải chú trọng cân đối chất dinh dưỡng trong bữa ăn. Cho bé ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, thực phẩm nhiều chất xơ, ngủ nghỉ đúng giờ sẽ giúp bé giảm béo phì. Tránh tình trạng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bé trong thời gian dài và cần hạn chế cho bé ăn vặt.

2. Vận động cơ thể

Ngoài chú trọng ăn uống, cha mẹ nên cho bé ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên và vận động điều độ. Cách này sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh, giảm nguy cơ tích mỡ và có lợi cho việc phát triển chiều cao.

Theo Helino

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *