Thuốc mới dùng uống trước khi nội soi đại tràng: Những lưu ý khi dùng

Một loại viên nén mang tên Sutab ( natri sulfat, magie sulfat và kali clorid) vừa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để sử dụng trước khi tiến hành nội soi đại tràng.

thuoc moi dung uong truoc khi noi soi dai trang nhung luu y khi dung 39e 5372544

Nội soi đại trực tràng là phương pháp phát hiện ung thư đại trực tràng phổ biến nhất, một nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong do ung thư có thể được quản lý hiệu quả hơn thông qua việc tầm soát. Đây được coi là tiêu chuẩn vàng của các phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng nhờ khả năng nhìn được toàn bộ đại tràng, có thể phát hiện và cắt bỏ polyp trong cùng một thủ thuật.

Viên nén sutab (natri sulfat, magie sulfat, kali clorid) là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, sẽ cung cấp một giải pháp thay thế thuận tiện bằng đường uống để làm sạch ruột trước khi tiến hành nội soi đối với những bệnh nhân này, đặc biệt là những người gặp khó khăn trong việc chuẩn bị nội soi trước đây.

Khi dùng thuốc cần thận trọng với một số nguy cơ sau:

-Nguy cơ bất thường về chất lỏng và điện giải: Khuyến khích cung cấp đủ nước, đ.ánh giá các loại thuốc dùng đồng thời và xem xét các đ.ánh giá trong phòng thí nghiệm trước và sau mỗi lần sử dụng.

-Rối loạn nhịp tim: Xem xét ECG liều trước và sau nội soi ở những bệnh nhân có nguy cơ cao hơn.

-Động kinh: Thận trọng khi dùng cho những bệnh nhân có t.iền sử co giật và những bệnh nhân có nhiều nguy cơ co giật, kể cả các thuốc làm giảm ngưỡng co giật.

-Bệnh nhân suy thận hoặc dùng đồng thời các thuốc có ảnh hưởng đến chức năng thận: Thận trọng khi dùng, đảm bảo đủ nước và cân nhắc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

-Nghi ngờ tắc nghẽn hoặc thủng đường tiêu hóa: Loại trừ chẩn đoán trước khi dùng.

Không dùng thuốc này trong các trường hợp: Tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc hồi tràng, thủng ruột, viêm ruột kết nhiễm độc hoặc phình đại tràng, ứ dịch dạ dày…

Các tác dụng không mong muốn thường gặp: Buồn nôn, nôn, chướng bụng, và đau bụng trên. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ mất cân bằng chất lỏng và điện giải.

Những điều cần biết khi tầm soát ung thư sớm

Trung bình mỗi năm có khoảng 115.000 người c.hết vì ung thư, phần lớn trong số này đều phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Theo Ths.BS Lê Chí Hiếu – Khoa Ung bướu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, với sự phát triển của y học, nếu người bệnh được tầm soát ung thư sớm thì cơ hội điều trị khỏi rất lớn. Tuy nhiên, trong cộng đồng nhiều người chưa hình thành thói quen này, thậm chí hiểu chưa đúng về tầm soát ung thư khi cho rằng chỉ cần xét nghiệm m.áu là có thể phát hiện được ung thư.

Tuy nhiên, điều này chưa đủ. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp cho kết quả không chính xác. Ví dụ, tình trạng viêm đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng sẽ làm tăng các chỉ số chỉ điểm ung thư đường tiêu hóa, gây hoang mang lo lắng cho người bệnh trong khi chưa chắc đã bị ung thư.

nhung dieu can biet khi tam soat ung thu som 1a2 5361250

“Xét nghiệm m.áu chỉ là 1 trong rất nhiều biện pháp giúp xác định bất thường về sức khỏe. Tùy từng loại bệnh sẽ phải làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Ví dụ để chẩn đoán ung thư dạ dày hay đại tràng cần thực hiện nội soi đường tiêu hóa. Còn với ung thư phổi cần thực hiện chụp cắt lớp liều thấp mới có thể xác định chính xác”- Bác sĩ Hiếu cho biết.

Vậy ai nên tầm soát ung thư sớm? Bất kỳ ai cũng có thể tầm soát ung thư, tuy nhiên những người có yếu tố nguy cơ thì nên tầm soát sớm. Ví dụ một bà mẹ bị ung thư vú thì người con gái nên đi tầm soát ung thư vú từ khi 35-40 t.uổi, mỗi năm làm một lần. Hoặc nam giới trên 60 t.uổi nên đi tầm soát ung thư t.iền liệt tuyến. Những người có viêm gan B cũng cần lưu ý tầm soát ung thư gan thường xuyên vì đây là yếu tố nguy cơ có thể phát triển thành ung thư.

Tầm soát ung thư có nhất nhiết phải chụp cắt lớp vi tính toàn thân? Cần thiết, nhưng không nên lạm dụng bởi đây là phương pháp sử dụng tia X chiếu vào cơ thể tìm các tổn thương, có thể khiến người sử dụng nhiễm xạ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đặc biệt, chụp cắt lớp vi tính chỉ giúp phát hiện các khối u đang hoạt động ở những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ và không thể phát hiện một số bệnh lý ung thư như ung thư m.áu…

Để phát hiện ung thư sớm, mỗi người nên tầm soát ung thư càng sớm càng tốt, nên lặp lại định kỳ 6 tháng, 1 năm, 2 năm… tùy theo loại ung thư. Khi đến cơ sở y tế, bác sỹ sẽ là người đưa ra chỉ định cụ thể về các xét nghiệm cần làm, khi nào làm và bao lâu nên làm một lần, tránh tình trạng t.iền mất tật mang./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *