Trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không?

Tỏi không những là một loại gia vị quen thuộc được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Mà còn là một trong những dược liệu chữa rất nhiều bệnh lý khác. Rất nhiều người đặt ra câu hỏi là “Trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không?” Vậy thì mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây để được giải đáp cho câu hỏi này nhé. 

1. Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không?

Tỏi là một nguyên liệu vô cùng quen thuộc và thường xuyên được sử dụng trong mỗi bữa ăn. Theo các nghiên cứu tỏi mang tính ấm, vị hơi cay, mùi hơi hăng. Có tác dụng trong việc xoa dịu cơn đau do viêm dạ dày và các bệnh về xương khớp gây ra. Bên cạnh đó tỏi còn có khả năng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn.

Chính điều này đã giúp người bệnh ngăn ngừa và cải thiện tốt những bệnh lý như: Trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày… Đồng thời hỗ trợ khắc phục các triệu chứng khó chịu như: Đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, nóng rát ở vùng thượng vị, trướng bụng…Do vậy nên người bị trào ngược có thể ăn tỏi tuy nhiên người bệnh chỉ nên ăn với lượng vừa đủ và đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất

Lưu ý tỏi chỉ là một phần giúp hỗ trợ giảm cơn đau chứ không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị. Và nó có thể mang lại tác dụng hoặc không do tình trạng bệnh và thể chất của mỗi người khác nhau. Chính vì thế người bệnh khi thấy xuất hiện các dấu hiệu đau dạ dày thì cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết.

trao nguoc da day co nen an toi

Tỏi giúp người bệnh ngăn ngừa và cải thiện tốt những bệnh lý như: Trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày…

3. Một số lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi

Bên cạnh những bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi đã nêu ở trên. Người bệnh cũng cần sử dụng đúng cách với liều lượng vừa phải để không xảy ra tác dụng phụ. Một số lưu ý mà bạn có thể tham khảo để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất:

– Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng tỏi khi bụng đang đói. Bởi lúc này những chất kháng sinh có trong tỏi sẽ khiến dạ dày bị nóng và gây đau dạ dày

– Những người bị trào ngược dạ dày kèm theo biểu hiện viêm loét dạ dày không nên ăn tỏi sống. Bởi như vậy sẽ khiến tình trạng viêm loét của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

– Bệnh nhân đang mắc các bệnh về mắt. Có thị lực yếu thì được khuyến cáo không nên chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi. Bởi những hoạt chất trong tỏi sẽ kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt

– Người bệnh bị trào ngược chỉ nên sử dụng tỏi với một lượng vừa phải. Bởi việc sử dụng quá liều lượng và không đúng cách có thể gây ra nhiều phản ứng bất lợi cho cơ thể. Làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trong hơn.

– Những bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi chỉ là phương pháp hỗ trợ để điều trị. Chứ không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh do các bác sĩ chuyên khoa kê đơn

2. Khi bị trào ngược dạ dày thực quản người bệnh cần làm gì?

Khi gặp phải các dấu hiệu của trào ngược, người bệnh cần chủ động thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán đúng nguyên nhân trào ngược và tiến hành điều trị theo phác đồ được chỉ định. Bên cạnh đó kết hợp thay đổi chế độ ăn lành mạnh, đủ chất, ăn uống đúng giờ, đúng bữa, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ cùng đồ uống có gas hoặc chất kích thích,… 

2.1. Thăm khám và điều trị triệt để

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản chuẩn và ngăn ngừa bệnh tái phát cần đảm bảo nguyên tắc quan trọng sau:

– Có chẩn đoán đúng: Chẩn đoán và yêu cầu quan trọng đầu tiên. Có chẩn đoán đúng mới có thể tiến hành điều trị đúng.

– Điều trị đúng từ chính căn nguyên bệnh: Mỗi trường hợp trào ngược dạ dày thực quản  nguyên nhân sẽ có chỉ định điều trị dùng thuốc và kết hợp các yêu cầu cụ thể.

– Tuân thủ đúng các chỉ định trong điều trị bệnh của bác sĩ: Người bệnh hãy uống đúng loại thuốc được kê; không tự ý thay đổi khi không có chỉ định; uống theo đúng hướng dẫn, liều lượng được chỉ định; đặc biệt không tự ý ngưng dùng thuốc giữa chừng.

trao nguoc da day co nen an toi 2

Mỗi trường hợp trào ngược dạ dày thực quản  nguyên nhân sẽ có chỉ định điều trị dùng thuốc và kết hợp các yêu cầu cụ thể.

2.2. Thực hiện phòng bệnh đúng cách ngay cả khi bệnh đã được điều trị khỏi

Bệnh trào ngược dạ dày có tỉ lệ tái phát bệnh rất cao. Vì vậy, ngay cả khi được điều trị khỏi, người bệnh trào ngược vẫn cần tuân thủ phòng bệnh đúng cách.

– Thực hiện ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh.

– Tránh các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

– Ngủ sớm, không thức khuya

– Tránh để tình trạng căng thẳng kéo dài.

– Kiểm soát cân nặng bản thân luôn ở ngưỡng ổn định. Người béo phì cần giảm cân khoa học.

– Thăm khám, kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa trên và dưới theo định kỳ. Nên chủ động nội soi dạ dày đại tràng khi cần thiết.

Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi “Trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không? “. Và những cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên đây chỉ là những phương pháp hỗ trợ chứ không thể điều trị bệnh triệt để được. Do vậy trước tiên bạn vẫn phải đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp với bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *