Các nhà khoa học thuộc Đại học Illinois (Mỹ) cho biết cà rốt (ảnh) là nguồn dồi dào beta-carotene (t.iền chất của vitamin A), có tác dụng chống xơ vữa động mạch, qua đó ngừa bệnh tim mạch.
Ảnh: Shutterstock
Để tận dụng đầy đủ lợi ích này từ cà rốt, chúng ta cần một loại enzyme hoạt động tốt để sản xuất vitamin A. Beta-carotene là hợp chất hoạt tính sinh học đem lại màu cam cho cà rốt. Các nghiên cứu đều cho thấy việc chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A làm giảm lượng cholesterol “xấu” trong m.áu.
“Do đó, beta-carotene ngăn chặn hình thành xơ vữa động mạch – tác nhân thường gây tích tụ chất béo và cholesterol trong động mạch. Bệnh tim mạch do xơ vữa là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong trên toàn thế giới”, trưởng nhóm nghiên cứu Jaume Amengual cho hay.
Các chuyên gia thực hiện 2 cuộc nghiên cứu để hiểu sâu hơn về tác dụng của beta-carotene đối với sức khỏe tim mạch. Các nhà khoa học nhận thấy beta-carotene chuyển đổi thành vitamin A với sự trợ giúp của một loại enzyme gọi là beta-carotene oxygenase 1 (BCO1). “Tùy theo biến thể gien, có người BCO1 hoạt động mạnh, song cũng có người BCO1 kém hoạt động. Những người có enzym BCO1 hoạt động kém hơn có thể cần bổ sung vitamin A trong chế độ ăn uống”, chuyên gia Amengual nói.
Nghiên cứu đầu tiên, được công bố trên chuyên san Journal of Nutrition , phân tích mẫu m.áu và ADN của 767 thanh niên khỏe mạnh từ 18 – 25 t.uổi. Đúng như dự đoán, các chuyên gia tìm thấy mối tương quan giữa hoạt động BCO1 và mức cholesterol xấu. “Những người mà enzym BCO1 hoạt động mạnh hơn có lượng cholesterol xấu trong m.áu thấp hơn. Đó là quan sát đầu tiên của chúng tôi”, chuyên gia Amengual nói.
Sau đó, nhóm chuyên gia thực hiện nghiên cứu thứ hai trên loài chuột, được công bố trên chuyên san Journal of Lipid Research . “Nghiên cứu ở chuột cho ra kết quả như những gì chúng tôi tìm thấy ở người. Cụ thể, khi chúng tôi cung cấp beta-carotene cho chuột, chúng có mức cholesterol xấu thấp hơn”.
Các tổn thương hoặc mảng xơ vữa trong động mạch ở những con chuột này nếu có cũng nhỏ hơn. “Điều này có nghĩa là những con chuột được cho ăn beta-carotene ngừa chứng xơ vữa động mạch tốt hơn so với những con không được bổ sung beta-carotene”, chuyên gia Amengual giải thích.
Ăn cà rốt như thế nào để đem lại sức khỏe tốt cho người dùng?
Cà rốt được coi là thực phẩm chứa nhiều chất mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, nếu tiêu thụ và ăn cà rốt không đúng cách cũng đem lại tác hại khôn lường.
Cà rốt là một loại củ phổ biến và rất giàu chất dinh dưỡng nhất là beta carotene – một t.iền chất có thể chuyển đổi thành vitamin A giúp bảo vệ thị lực và khả năng miễn dịch. Chính vì ưu điểm đó nên cà rốt rất được ưa chuộng, đặc biệt là trong việc chế biến món ăn cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, nếu tiêu thụ quá nhiều hoặc ăn không đúng cách thì cà rốt cũng đem lại tác hại khôn lường cho sức khỏe.
Ăn nhiều cà rốt có thể gây ngộ độc
Nếu ăn nhiều cà rốt, lượng muối natri trong cao cơ thể chúng ta sẽ biến đổi hemoglobin có trong cà rốt thành methemolobine với số lượng lớn. Nếu methemolobine trong cơ thể quá lớn vượt quá khả năng bù trừ của hệ thống men khử, dẫn đến tình trạng ngộ độc, gây t.ử v.ong nếu không được điều trị kịp thời.
Cà rốt dù tốt cho sức khỏe nhưng nên tránh ăn nhiều và kết hợp một số loại thực phẩm. Ảnh minh họa
Ăn nhiều cà rốt gây vàng da
Lượng beta carotene trong cà rốt đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như khả năng phòng ngừa các chứng bệnh ung thư. Ngoài ra, khi vào cơ thể, chất này chuyển hóa thành vitamin A, B, E và các khoáng chất như can xi, ma giê, mangan, sắt, đồng… nuôi dưỡng cho cơ thể.
Cà rốt không nấu với gan động vật
Gan động vật chứa hàm lượng kim loại cao, đặt biệt là đồng và sắt. Trong khi đó, vitamin C có trong cà rốt cá khả năng làm oxy hóa các khoáng chất trên và làm mất công hiệu của các ion kim loại. Ngoài ra, cellulose và axít oxalic trong cà rốt sẽ làm rối loạn quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.
Cà rốt kỵ với cà tím
Không nên nấu 2 loại thực phẩm này cùng với nhau vì các chất dinh dưỡng trong cà tím và cà rốt sẽ tạo ra phản ứng, khi ăn sẽ gây khó tiêu và một số tác hại nhất định với dạ dày.
Cà rốt không nên ăn cùng củ cải
Tương tự như chanh dây, củ cải trắng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, tốt cho sức khỏe. Khi ăn chung với cà rốt, vitamin C trong củ cải sẽ bị enzyme phân giải, làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Không ăn khi bị táo bón
Theo các chuyên gia, cà rốt có tác dụng hiệu quả khi bị tiêu chảy, đặc biệt với t.rẻ e.m khi bị tiêu chảy nếu ăn cháo cà rốt, uống nước cà rốt sẽ có tác dụng hữu hiệu. Vì trong cà rốt tuy có lượng chất xơ rất dồi dào nhưng ở dạng không hòa tan, nếu ăn quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.
Không ăn sống, không hầm quá kỹ
Theo các nghiên cứu khoa học, cà rốt nấu chín, lượng chất carontene hấp thụ vào cơ thể khi ăn tốt hơn cà rốt sống. Bên cạnh đó, do sở hữu lớp vách tế bào cứng nên cà rốt nếu không nấu chín sẽ rất khó giải phóng hết các chất dinh dưỡng bên trong, đặc biệt là t.iền chất vitamin A.
Bên cạnh đó, nhiều bà nội có thói quen hầm cà rốt kèm các món ăn khác. Điều này là hoàn toàn không nên bởi vốn dĩ trong cà rốt có rất nhiều nitrat, khi nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri một hoạt chất gây độc. Chất nitri này khi vào cơ thể nếu ít thì gây hại cho sức khỏe, nếu nhiều có thể dẫn đến t.ử v.ong đặc biệt nguy hiểm đối với t.rẻ e.m dưới 6 tháng t.uổi.