Sự thật về bộ xương người

Một người trưởng thành có 206 xương, 32 răng, trong khi em bé mới sinh chứa khoảng 300 thành phần tạo nên hỗn hợp xương và sụn.

Phần sụn cuối cùng khi cứng lên để trở thành xương, được gọi là sự hóa xương. Theo thời gian, số xương “thừa” trong trẻ sẽ hợp nhất tạo ra những chiếc xương lớn hơn, giảm số lượng xương tổng thể xuống còn 206 ở t.uổi trưởng thành.

Người trưởng thành có 24 xương sườn (12 cặp). Trong 500 người thì có một người chứa một xương sườn phụ, gọi là xương sườn cổ. Nó phát triển từ phần dưới cổ, ngay phía trên xương đòn. Chiếc xương sườn phụ này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu chèn vào mạch m.áu hoặc dây thần kinh gần kề.

Hệ thống xương bao gồm tất cả xương, gân, dây chằng và sụn trong cơ thể. Nó đảm nhiệm một số chức năng quan trọng như giúp chúng ta chuyển động cơ thể và sản xuất các tế bào m.áu mới. Xương không phải là cấu trúc vững chắc nhất trong cơ thể. Ngôi vị này thuộc về lớp men răng do tập trung nồng độ cao khoáng chất, chủ yếu là canxi.

Xương cũng không phân bố đều trên khắp cơ thể, mà tập trung chủ yếu ở bàn tay và bàn chân. Mỗi bàn tay có 27 cái xương và mỗi bàn chân có 26 cái. Tổng cộng hai bàn tay và hai bàn chân có 106 xương, chiếm hơn một nửa số xương trong cơ người. Riêng xương móng không kết nối với bất kỳ xương nào khác. Đây là một chiếc xương có hình dạng móng ngựa trong cổ họng, nằm giữa cằm và sụn giáp. Xương móng kết hợp với thanh quản và lưỡi để tạo ra tiếng nói của con người.

su that ve bo xuong nguoi 1168c9

Bàn tay và bàn chân có 106 cái xương, chiếm hơn một nửa số xương trong cơ thể người. Ảnh: Live Science

Con người không trực tiếp điều khiển xương. Khi di chuyển tay, chân hoặc bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể, tức là bạn đang ra lệnh cho các cơ gắn vào xương chuyển động.

Xương có cấu tạo từ tế bào sống đang hoạt động. Vì vậy, nó cũng có khả năng mắc u lành tính và thậm chí cả ung thư. Năm 2013, các nhà khoa học tìm thấy một khối u trong xương sườn người Neanderthal có niên đại từ 120.000 đến 130.000 năm. Đây là khối u của con người cổ xưa nhất được phát hiện.

Chân giả, tay giả đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi người Ai Cập cổ đại. Khoảng 3.000 năm trước đây, người Ai Cập cổ đại tạo ra các bộ phận chức năng giả, đầu tiên là một ngón chân giả, giúp họ có thể đi lại dễ dàng hơn so với những người không được lắp.

Thùy Anh

Theo Live Science/VNE

Bạn có đau ngực không? Đây là 5 nguyên nhân gây bệnh mà bạn không biết

Đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

1. Dạ dày và thực quản

Bạn có cảm thấy đau rát ở ngực và đau lan ra lưng? Sau đó, bạn có thể bị ợ nóng. Cơn đau này có thể xảy ra ngay sau bữa ăn. Bạn bị ợ nóng khi bị đau ngực. Để thoát khỏi tình trạng này, bạn hãy chắc chắn rằng khi bạn nằm xuống, phần thân trên của cơ thể cao hơn phần còn lại của cơ thể. Điều này sẽ làm cho cơn đau giảm dần. Bạn có thể đặt vài gối để hỗ trợ phần lưng. Ngoài ra, bạn có thể thử uống một ly sữa, ăn bánh sandwich hoặc uống thuốc kháng axit để giảm đau.

2. Căng thẳng

ban co dau nguc khong day la 5 nguyen nhan gay benh ma ban khong biet b97394

Bạn có một cảm giác căng trong ngực? Rất có thể là do hoảng loạn hoặc căng thẳng. Có lẽ bạn cũng rất lo lắng về cơn đau, khiến cơn đau ngực trở nên tồi tệ hơn! Bạn hãy cố gắng tìm ra tại sao bạn bị căng thẳng. Ngoài ra, bạn cần thư giãn và làm một cái gì đó để thư giãn. Ví dụ, bạn hãy làm điều gì đó vui vẻ với bạn bè, xem một bộ phim hay đi bộ.

3. Cơ bắp và xương sườn

Bạn có cảm thấy đau nhói ở ngực không? Rất có thể sụn và xương sườn đã bị kích thích. Bạn có thể mắc hội chứng Tietze – tình trạng hiếm gặp khiến các kết nối sụn giữa xương ức và xương sườn cảm thấy đau đớn. Hội chứng sẽ tự khỏi theo thời gian. Cơn đau cũng có thể được gây ra bởi những thứ khác như bị chuột rút kéo dài khi bạn ngồi trên máy tính làm việc.

4. Phổi

ban co dau nguc khong day la 5 nguyen nhan gay benh ma ban khong biet d8c45a

Bạn có nhận thấy rằng bạn hơi khó thở và điều này có khiến bạn đau ngực không? Đau ngực có thể là do phổi. Nếu bạn bị đau ngực khi hít một hơi thật sâu bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra phổi vì họ có thể cho bạn biết chính xác tình trạng bệnh tật.

5. Trái tim

Bạn có đang bị đau ngực sau một thời gian nghỉ ngơi? Nó có thể là do thiếu oxy. Mặc dù nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng bạn không cần phải hoảng sợ. Bạn có thể bị thiếu oxy sau khi ăn nhiều, sau khi tập thể dục hoặc khi bị căng thẳng. Bạn hãy nghỉ ngơi và nằm xuống. Bạn sẽ nhận thấy cơn đau biến mất! Tuy nhiên, nếu cơn đau không biến mất và bạn bắt đầu cảm thấy buồn nôn, bồn chồn hoặc cảm giác ra mồ hôi, bạn hãy đến gặp bác sĩ.

Ngọc Huyền

Theo Tips-and-tricks/emdep

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *