Thực phẩm không nên ăn vào buổi sáng

Sữa chua hương vị, bánh ngọt, ngũ cốc hay nước hoa quả mua ngoài cửa hàng là những thực phẩm không nên tiêu thụ nhiều vào buổi sáng.

thuc pham khong nen an vao buoi sang 8c2 5372954

Ngũ cốc: Hầu hết những loại ngũ cốc hiện nay đều là ngũ cốc tinh chế và có cho thêm đường. Nếu bạn ăn nhiều thực phẩm này vào buổi sáng sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như béo phì hay tiểu đường.

thuc pham khong nen an vao buoi sang e27 5372954

Bánh xốp nướng: Bánh xốp nướng chứa một lượng lớn dầu thực vật, đường, bột tinh chế, trái cây khô hoặc vụn chocolate. Giống như ngũ cốc, nếu ăn nhiều loại bánh trên vào buổi sáng cũng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và béo phì.

thuc pham khong nen an vao buoi sang d92 5372954

Bánh ngọt: Các loại bánh ngọt nói chung đều thiếu chất xơ, protein nhưng lại chứa rất nhiều đường và chất béo không lành mạnh. Nếu tiêu thụ bánh ngọt thường xuyên vào buổi sáng sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn.

thuc pham khong nen an vao buoi sang 722 5372954

Nước hoa quả, sinh tố mua ngoài cửa hàng: Theo các chuyên gia, một số loại sinh tố có chứa rất nhiều sữa, đá và kem. Buổi sáng tiêu thụ thực phẩm chứa những nguyên liệu này sẽ làm tăng áp lực lên hệ tiêu hoá, không tốt cho sức khoẻ. Mặt khác, đây cũng là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ cao mắc một số bệnh.

thuc pham khong nen an vao buoi sang 5c7 5372954

Sữa chua thêm hương vị: Sữa chua thêm hương vị cũng được xếp vào nhóm những thực phẩm không tốt cho sức khoẻ nếu ăn vào buổi sáng. Bởi thực phẩm này không chứa chất béo lành mạnh mà lại có rất nhiều đường. Tiêu thụ nhiều loại sữa chua trên vào thời điểm này sẽ khiến bạn bị cạn kiệt dinh dưỡng cần thiết.

Sốt xuất huyết: Thận trọng khi truyền dịch

Bệnh nhân sốt xuất huyết thường gặp phải tình trạng mất nước, đồng thời sốt cao liên tục khiến cơ thể suy kiệt, không thể ăn uống bù dịch được. Vậy sốt xuất huyết có truyền nước được không?

Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có nguy cơ bị thiếu dịch, do đó các bệnh nhân sốt xuất huyết cần được bù đủ một lượng dịch cần thiết. Tuy nhiên truyền loại dịch gì, phương thức truyền như thế nào cho đúng, cho an toàn là thuộc về chỉ định của bác sĩ điều trị.

sot xuat huyet than trong khi truyen dich a47 5341602

Tránh việc tự ý truyền dịch khi bị sốt xuất huyết rất dễ dẫn đến nguy hiểm

Nguy cơ phản ứng khi tự ý truyền dịch

Những bệnh nhân bị sốt, tiêu chảy, mất nước nói chung nên được bù nước bằng đường uống nếu có thể. Việc sốt xuất huyết có truyền nước được không phải cân nhắc vào từng giai đoạn và mức độ cụ thể của từng bệnh nhân. Trong giai đoạn sốt cao (khoảng 2-3 ngày đầu của bệnh), tốt nhất người bệnh nên bổ sung nước bằng cách uống dung dịch oresol hoặc nước hoa quả, để bổ sung nước và các chất điện giải.

Đối với giai đoạn biến chứng (khoảng 4-6 ngày tiếp theo), nếu nhận thấy bệnh nhân có tình trạng thoát dịch, mất nước nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch với liều lượng và chủng loại phù hợp tùy theo phác đồ. Sang đến giai đoạn hồi phục (từ ngày 7 trở đi), bệnh nhân đã có khả năng tái hấp thu để bù lại lượng dịch đã thoát trong các giai đoạn trước, do đó cần tránh tuyệt đối truyền dịch. Tránh việc tự ý truyền dịch bừa bãi, rất dễ dẫn đến nguy hiểm.

Việc người bệnh tự truyền dịch chỉ vì thấy sốt cao, mệt mỏi là rất nguy hiểm, đặc biệt với bệnh nhân có dấu hiệu sốt xuất huyết, bởi nguy cơ sốc có thể xảy ra, rất nguy hiểm. Khi đã có biểu hiện sốc, rất khó để có thể cứu sống bệnh nhân. Ngay cả những trường hợp sốt xuất huyết cần phải nhập viện theo dõi, không phải trường hợp nào bác sĩ cũng sẽ chỉ định truyền dịch. Nếu có truyền, tốc độ truyền cũng phải điều chỉnh khác nhau tùy theo ca bệnh, đặc biệt là ở bệnh nhi.

Lưu ý khi bù dịch

Khi bù nước bằng oresol cần đặc biệt lưu ý: Thành phần chính của oresol là muối và đường. Khi được pha đúng liều lượng, uống đúng sẽ bù lại lượng nước đã mất. Tuy nhiên, nếu pha oresol không đúng cách sẽ gây rối loạn chất điện giải, thậm chí là gây các biến chứng thần kinh nguy hiểm như: mệt mỏi, rối loạn tri giác, hôn mê, co giật.

Trường hợp người bệnh SXH không ăn uống được, nôn và muốn truyền dịch phải được bác sĩ chỉ định. Người bệnh không tự ý truyền dịch. Việc truyền dịch không đúng làm cơ thể bị dư dịch khiến bệnh tiến triển xấu. Tuyệt đối không truyền dung dịch đạm, hay có pha vitamin vì rất hay bị sốc. Trong quá trình truyền, phải theo dõi sát khi thấy người bệnh rét run, nhiệt độ tăng thì phải dừng truyền dịch ngay. Nếu không khi bị sốc sẽ rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến t.ử v.ong.

Khi bệnh nhân đã hồi phục thì không nên truyền dịch. Ngay cả khi đã xuất viện, bệnh nhân cũng phải mất 7-10 ngày để hồi phục. Dù đã khỏi, nhưng bệnh nhân vẫn có triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi đứng dậy. Vì thế nhiều người muốn truyền dịch để mau chóng khỏe. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn thừa nước, truyền dịch vào sẽ rất nguy hiểm, có thể gây phù phổi, cấp cứu không kịp có thể t.ử v.ong.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *