Giảm 84 kg trong ba năm

Chứng căng thẳng khiến Lexlee Hudson tăng 81 kg trong vòng một năm. Cô mất ba năm để nỗ lực giảm 84 kg, với sự giúp sức của bà và mẹ.

Lexlee Hudson, 24 t.uổi, ở San Antonio, Texas, từng là vận động viên bóng rổ tại trường trung học, ít khi ăn vặt sau giờ tập luyện. Không may, sự nghiệp thể thao của cô kết thúc bởi tai nạn rách dây chằng và đệm khớp gối.

Từ đó, cân nặng của Hudson bắt đầu thay đổi. Thời đại học, cô gặp chứng căng thẳng, ăn uống vô độ với pizza, hamburger, gà rán…

Chỉ trong một năm, cô tăng 81 kg và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

giam 84 kg trong ba nam 64a 5489108

Lexlee Hudson nỗ lực giảm 84 kg trong ba năm. Ảnh: People

Cô chia sẻ: “Tôi mắc bệnh buồng trứng đa nang, t.iền đái tháo đường, nguy cơ cao huyết áp. Tôi rất thích đua ngựa nhưng hiện tại không thể cưỡi ngựa được nữa. Tôi luôn thấy bất an và thu mình lại, không gặp gỡ bạn bè”.

Trong khi đó, bà ngoại của Hudson lại là hình mẫu của nỗ lực giảm cân thành công. Bà đã giảm được 34 kg khi tham gia chương trình Optavia (chương trình giảm cân sử dụng đồ ăn đóng gói và tư vấn của huấn luyện viên qua điện thoại, email). Mẹ của Hudson cũng theo chương trình này và giảm được 36 kg. Hai người muốn Hudson làm theo, cô đã chống lại. Sau vài năm thuyết phục, cuối cùng cô cũng tham gia.

Hudson bắt đầu tham gia Optavia vào tháng 1/2018. Hai huấn luyện viên không ai khác chính là bà và mẹ của cô. Đầu tiên cô học cách bổ sung năng lượng cho cơ thể đúng cách. Trước đây, cô cảm thấy “tội lỗi” khi đã ăn quá nhiều pizza thì sẽ bỏ bữa để bù lại, cách này khiến cô ăn nhiều hơn nữa vào hôm sau. Nay, cô hẹn giờ ăn những bữa phụ tốt cho sức khỏe, cách mỗi 2 hoặc 3 giờ. Cô thay pizza bằng bánh từ rau cải, bánh taco (một loại bánh nổi tiếng của Mexico) nhân rau thay vì nhân thịt.

“Tôi học cách quan tâm đến mọi thực phẩm đưa vào cơ thể”, cô nói.

Những ngày đầu tiên tham gia chương trình, Hudson thừa nhận cảm xúc bực dọc, khó chịu. Sau vài ngày, cô thấy tốt hơn.

“Bạn cảm nhận cơ thể nhẹ nhàng và ngủ ngon hơn”, cô cho biết.

Hudson giảm khoảng 13 kg trong tháng đầu tiên và liên tục giảm cân từ đó. Cuối cùng, cô giảm tổng cộng 84 kg.

Cô vẫn đang cố gắng giảm cân, nhưng không đưa ra con số cụ thể. “Tôi chỉ muốn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình”, Hubson nói.

Cuộc sống của Hudson đã thay đổi. Cô tiếp tục sở thích cưỡi ngựa và mong muốn trở thành huấn luyện viên giảm cân. Cô muốn giúp mọi người khỏe mạnh, tự tin hơn với nụ cười trên môi.

Chuyên gia giải đáp những hiểu lầm về mỳ ăn liền gây hại cho sức khỏe con người

Theo TS. BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, thực phẩm ăn nhanh (TPAN) đã có mặt từ rất lâu, góp phần thay đổi nhiều khái niệm về dinh dưỡng, ẩm thực của toàn thế giới.

Song, nhiều hiểu lầm về cách sử dụng đã khiến nhiều loại TPAN có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

chuyen gia giai dap nhung hieu lam ve my an lien gay hai cho suc khoe con nguoi b8a 5387243

Thực phẩm ăn nhanh đa dạng với nhiều sản phẩm khác nhau

Trong buổi Hội thảo khoa học “Thực phẩm an nhanh trong xã hội hiện đại với sức khỏe con người” do Viện Y học ứng dụng Việt Nam (thuộc Tổng Hội Y học Việt Nam) tổ chức tại Hà Nội vào ngày 18/11, với sự tham gia của các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành y khoa, công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng; TS. BS Trương Hồng Sơn đã nêu rõ sự xuất hiện và sức năng của các loại thực phẩm ăn nhanh trong nền ẩm thực thông qua các kết quả nghiên cứu.

Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, thực phẩm ăn nhanh xuất hiện từ thời La Mã cổ đại. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, mỳ ăn liền – loại TPAN phổ biến hiện nay, được phát minh tại Nhật Bản. Tuy nhiên, TPAN rất đa dạng với nhiều sản phẩm khác nhau, không chỉ có mì ăn liền, hamberger, gà rán, pizza hay thịt nguội…

Bởi tính tiện lợi, khả năng bảo quản lâu, thích hợp trong nhiều hoàn cảnh và khả năng kích thích vị giác rất mạnh đối với người ăn nên thực phẩm ăn nhanh hiện đã và đang chiếm lĩnh một thị phần quan trọng trong nền ẩm thực.

Theo đó, PGS. TS. Lê Bạch Mai – Nguyên phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng đã phân tích các hiểu lầm thường gặp về mì ăn liền – loại thực phẩm ăn nhanh phổ biến nhất. Đồng thời khẳng định mì ăn liền không phải là nguyên nhân gây nóng trong người, khó tiêu, ung thư, sỏi thận,…

chuyen gia giai dap nhung hieu lam ve my an lien gay hai cho suc khoe con nguoi 125 5387243

PGS. TS. BS Lê Bạch Mai nói về tác động của mỳ ăn liền trong cuộc sống hiện đại. (Ảnh: VTV.vn)

Những hiểu lầm khiến thực phẩm ăn nhanh gây hại cho sức khỏe con người

Trong số các loại thực phẩm ăn nhanh hiện nay, mì ăn liền được coi là một trong số các loại thực phẩm ăn nhanh phổ biến nhất. Theo đó, PGS. TS. BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia đã tập trung phân tích các hiểu lầm thường gặp về mì ăn liền.

PGS. TS. BS Lê Bạch Mai nhận định, hiện có nhiều cách hiểu sai về TPAN nói chung và mỳ ăn liền nói riêng, dẫn đến việc sử dụng sai cách, thậm chí bị lạm dụng, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là một vài những hiểu lầm về các loại thực phẩm ăn nhanh khiến chúng có thể gây hại cho sức khỏe con người được PGS. TS. BS Lê Bạch Mai chỉ ra:

1. Mì ăn liền sử dụng các chất hóa học, chất bảo quản để giữ được lâu?

Đây là điều mà nhiều người dùng vẫn thường lầm tin và truyền tai nhau dù không có bằng chứng cụ thể nào được đưa ra. Người ta cho rằng, mỳ ăn liền sử dụng các chất hóa học, chất bảo quản để giữ được lâu, vắt mỳ có màu đậm là bởi chiên bằng dầu cũ, đã sử dụng nhiều lần…

Song, theo lý giải của PGS. TS. BS Lê Bạch Mai, màu sắc của vắt mỳ được chiết xuất từ củ nghệ nhằm kích thích khẩu vị. Ngoài ra, mỳ ăn liền cũng đơn thuần đã được rút tối đa hàm lượng nước và độ ẩm nhằm hạn chế vi khuẩn, vi sinh vật có hại.

2. Mì ăn liền gây khó tiêu?

Giải đáp điều này, PGS. TS. BS Lê Bạch Mai cho biết, tình trạng khó tiêu vẫn thường được đổ lỗi do mỳ ăn liền chỉ có thể xảy ra khi sử dụng trong thời gian kéo dài. Thế nhưng, hiện tại trên thế giới chưa ghi nhận bất cứ nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định sử dụng mỳ ăn liền gây ung thư, sỏi thận. Đồng thời khẳng định sự lặp đi lặp lại trong việc ăn bất kì một loại thực phẩm nào cũng có khả năng gây ra điều này.

“Nếu chỉ ăn một loại thực phẩm, thiếu dinh dưỡng, hoặc hơn nữa là có lối sống thiếu khoa học, mắc các bệnh đường tiêu hóa, đang sử dụng thuốc… thì bất cứ ai cũng sẽ bị khó tiêu, chứ không phải chỉ do mỳ ăn liền.”, PGS. TS. BS Lê Bạch Mai đ.ánh giá.

chuyen gia giai dap nhung hieu lam ve my an lien gay hai cho suc khoe con nguoi 04a 5387243

Theo các chuyên gia, để có một bữa ăn cân đối về dinh dưỡng, cần ăn đúng cách, kết hợp mì ăn liền với các thực phẩm nhóm rau xanh (cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất) và nhóm thực phẩm giàu đạm. (Ảnh: Internet)

3. Mì ăn liền là nguyên nhân gây nóng trong người, khó tiêu, ung thư, sỏi thận,…?

Theo các chuyên gia có mặt trong buổi hội thảo, mì ăn liền không phải là nguyên nhân gây nóng trong người, khó tiêu, ung thư, sỏi thận,… Do vậy, để có một bữa ăn cân đối về dinh dưỡng, cần ăn đúng cách, kết hợp mì ăn liền với các thực phẩm nhóm rau xanh (cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất) và nhóm thực phẩm giàu đạm.

Đồng thời, các chuyên gia cũng cho rằng, trong thời gian tới, doanh nghiệp cần nghiên cứu về cải tiến qui trình sản xuất, về thành phần và hàm lượng dinh dưỡng như: bổ sung protein, chất xơ, tăng cường các vitamin và khoáng chất,… Qua đó, không ngừng nâng cao chất lượng mì ăn liền.

Không chỉ thế, cũng cần nghiên cứu phát triển thêm các công thức sản phẩm mì ăn liền mới dành cho các nhóm đặc biệt như t.rẻ e.m, học sinh, sinh viên, người lao động trí óc nhiều, v.v… Thông qua đó sẽ giúp mì ăn liền thực sự trở thành một món ăn nhanh cân đối về dinh dưỡng cho nhiều đối tượng với nhiều độ t.uổi khác nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *