Những điều cần biết về phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 đã bắt đầu có những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Lúc này bạn không thể chủ quan được nữa mà cần đến gặp bác sĩ ngay để giúp cải thiện sức khỏe, tránh những biến chứng nguy hiểm.

nhung dieu can biet ve phoi tac nghen man tinh giai doan 2 1b1 5370900

Khi bệnh nhân sang bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2, có nghĩa là tình trạng đã trở nên tồi tệ hơn, luồng không khí đưa vào phổi cũng đã bị hạn chế và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng đã bị ảnh hưởng.

Đôi khi những dấu hiệu ban đầu của COPD rất dễ bị bỏ sót, nhưng khi COPD ở giai đoạn 2, nhiều bệnh nhân đã bắt đầu tìm tới các bác sĩ để tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra với bản thân – lúc này bạn có thể biết được rằng đã bị bệnh.

1. Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2

Ở giai đoạn 1, các triệu chứng có thể chưa rõ ràng, thì đến giai đoạn 2, những dấu hiệu bệnh trở nên rõ ràng và tồi tệ hơn. Ở mỗi cá nhân, các triệu chứng sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung chúng bao gồm:

– Ho liên tục kéo dài, kèm theo đờm, tình trạng này trở nặng hơn vào buổi sáng.

– Tình trạng khó thở khiến những việc làm đơn giản cũng trở lên khó khăn.

– Mệt mỏi.

– Khó ngủ.

– Thở khò khè khi bạn tập thể dục.

– Hay quên, đãng trí,…

nhung dieu can biet ve phoi tac nghen man tinh giai doan 2 241 5370900

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 có nhiều triệu chứng (Ảnh: Internet)

Triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn này là tình trạng khó thở. Tuy nhiên đây không phải triệu chứng duy nhất khi bạn có thể bị phổi tắc nghẽn cấp tính. Theo thống kê, có khoảng 20% bệnh nhân COPD giai đoạn 2 cần dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc steroid để điều trị các đợt cấp. Khi tình trạng khó thở trầm trọng hơn bạn cũng cần để ý đến những dấu hiệu sau:

– Khi nào bạn cảm thấy khó thở hơn bình thường?

– Chất nhầy đổi màu, lượng chất nhầy nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.

– Ho nhiều hơn.

– Người luôn mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất và có hướng điều trị phù hợp.

2. Tiên lượng của bệnh

Dựa vào chỉ số đ.ánh giá chức năng phổi (FEV1), nếu chỉ số này từ 50 – 80% thì có thể bạn đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2.

Từ đây, qua các xét nghiệm m.áu, hình ảnh chẩn đoán,… bác sĩ sẽ đ.ánh giá chính xác chức năng của phổi, những ảnh hưởng lên cơ thể cũng như cơ chế hoạt động của phổi trong giai đoạn này. Qua đó giúp bác sĩ tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất.

3. Biến chứng của bệnh

Tuy mới ở giai đoạn 2, nhưng một số trường hợp cũng có thể phải nhập viện và đe dọa sức khỏe người bệnh. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 có thể khiến bạn khó thở và rối loạn nhịp tim.

Nhiều người bị bệnh COPD cũng có nguy cơ ung thư phổi và bị huyết áp cao trong phổi. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị rủi ro của bệnh đối với sức khỏe.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng có thể dẫn đến trầm cảm do hay mệt mỏi và buồn bực. Hãy chia sẻ với mọi người xung quanh và bác sĩ nếu bạn có những khó chịu hoặc những lời muốn chia sẻ, tránh để ảnh hưởng lên tâm lý.

nhung dieu can biet ve phoi tac nghen man tinh giai doan 2 b75 5370900

Có nhiều biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 (Ảnh: Internet)

4. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 như thế nào?

4.1. Bỏ t.huốc l.á và tránh xa khói thuốc

T.huốc l.á là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khi được chẩn đoán mắc bệnh bạn cần hạn chế sử dụng và bỏ hẳn để tránh ảnh hưởng đến phổi.

Người không hút thuốc thì cần tránh xa những nơi có khói thuốc để tránh hít phải khói thuốc gây ảnh hưởng đến chức năng của phổi.

4.2. Sử dụng thuốc

Các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giãn phế quản để điều trị bệnh, giúp bạn dễ thở hơn. Bệnh nhân được nhận 2 loại chủ yếu:

– Thuốc có tác dụng ngắn từ 4-6 giờ, người bệnh dùng khi cần giảm các triệu chứng, trong trường hợp khẩn cấp.

– Thuốc có tác dụng kéo dài 12 giờ hoặc hơn, sử dụng giúp kiểm soát bệnh.

Ngoài những biện pháp điều trị trên, để tránh bệnh diễn biến trở nặng bạn cần chú ý:

– Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.

– Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe. Bổ sung nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

– Thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra để đ.ánh giá chính xác tình trạng phổi. Tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.

4.3. Phục hồi chức năng phổi

Phục hồi chức năng phổi là một chương trình giúp bạn duy trì chất lượng cuộc sống. Các bác sĩ, y tá có thể đưa ra những lời khuyên để bạn có một kế hoạch phù hợp nhất giúp phục hồi chức năng phổi và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Kế hoạch có thể bao gồm:

– Những thói quen an toàn cho bạn như tập thể dục, ngủ nghỉ đúng giờ,…

– Tư vấn thêm về tình trạng của bạn để đưa ra những hướng có lợi cho phổi và sức khỏe nói chung.

– Lời khuyên về một chế độ ăn uống lành mạnh.

– Những gợi ý để bệnh ngăn ngừa bệnh COPD.

4.4. Xử trí bệnh COPD giai đoạn 2 cấp

Khi có những đợt phổi tắc nghẽn mãn tính cấp, người bệnh cần dùng liều lượng thuốc nhiều hơn bình thường. Trong một số trường hợp, bạn cần:

– Sử dụng kháng sinh hoặc steroid.

– Bổ sung oxy bằng máy thở, mặt nạ oxy,…

– Nhập viện để điều trị.

Để ngăn ngừa bệnh bạn có thể tiêm phòng cúm và viêm phổi, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là một số những điều bạn cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2. Đây là giai đoạn trung bình, chưa quá nặng và có thể kiểm soát được. Nếu bạn chủ quan thì có thể dẫn đến những giai đoạn nguy hiểm nhanh hơn, nguy cơ t.ử v.ong đến sớm hơn. Vậy nên hãy tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ và có lối sống khoa học, lành mạnh để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đo chức năng hô hấp trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Trong các xét nghiệm chẩn đoán COPD, đo chức năng hô hấp là xét nghiệm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để sàng lọc, chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt và phân độ bệnh.

Vì thế, việc đo chức năng hô hấp nên được tiến hành định kỳ để xác định sớm các rối loạn thông khí và tiến triển của chúng nếu đã có.

do chuc nang ho hap trong chan doan benh phoi tac nghen man tinh copd 846 5368466

Trong các xét nghiệm được sử dụng để đ.ánh giá bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, xét nghiệm đo chức năng hô hấp là một xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trên thực tế.

1. Ý nghĩa của đo chức năng hô hấp đối với bệnh nhân COPD

Phương pháp đo chức năng hô hấp có thể thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn khảo sát và mục đích khảo sát.

Đ.ánh giá sớm các rối loạn thông khí ở bệnh nhân

Đo chức năng hô hấp định kỳ ở những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cao như người hút t.huốc l.á, người làm việc trong các môi trường ô nhiễm, người mắc các bệnh phổi mãn tính khác,… sẽ giúp đ.ánh giá các rối loạn thông khí ngay từ các giai đoạn sớm chưa có biểu hiện lâm sàng. Điều này sẽ giúp tầm soát và sàng lọc sớm các đối tượng và có phương pháp quản lý thích hợp.

– Chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có đặc trưng là sự viêm, tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ trong phổi, từ đó gây nên các biểu hiện lâm sàng khác nhau như khó thở, ho khạc đờm kéo dài,… Do vậy, với các rối loạn thông khí được thể hiện trên kết quả đo chức năng hô hấp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính một cách chính xác và đ.ánh giá được mức độ, giai đoạn của bệnh.

– Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác

Đo chức năng hô hấp ở người bệnh kết hợp với sử dụng thuốc giãn phế quản trước đó còn có thể giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt được bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với các bệnh lý có biểu hiện tương tự, đặc biệt là hen phế quản.

do chuc nang ho hap trong chan doan benh phoi tac nghen man tinh copd 63e 5368466

Đo chức năng hô hấp là xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(Ảnh: Internet)

2. Người bệnh cần chuẩn bị gì trước khi đo chức năng hô hấp?

Mặc dù là kỹ thuật không quá phức tạp về quy trình thực hiện, tuy nhiên để đảm bảo kết quả đo chính xác thì người bệnh cũng cần thực hiện tốt một số chuẩn bị sau đây:

– Mặc quần áo rộng rãi: Người bệnh nên mặc các loại quần áo rộng rãi và thoải mái khi thực hiện đo chức năng hô hấp, tránh sử dụng quần áo có kích thước quá nhỏ hoặc bó chặt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hít và thở tối đa khi đo.

– Ngưng hút thuốc và sử dụng rượu: Khi được chỉ định đo chức năng hô hấp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngưng hút thuốc ít nhất 30 phút và ngưng sử dụng rượu ít nhất 4 giờ trước khi thực hiện kỹ thuật để đảm bảo cho kết quả đo chính xác nhất.

– Tránh vận động nặng: Vận động nặng quá sức trước khi thực hiện kỹ thuật đo có thể làm thay đổi nhu cầu oxi của cơ thể, thay đổi các đặc trưng trong hô hấp của bệnh nhân (nhịp thở, lưu lượng thở,…) do đó có khả năng khiến cho kết quả đo có mức độ sai số lớn. Việc ngưng các hoạt động gắng sức nên được diễn ra trong 30 phút trước khi thực hiện kỹ thuật.

– Không ăn no: Không ăn no trước 2 tiếng trước khi đo chức năng hô hấp là điều mà bệnh nhân sẽ được yêu cầu. Ăn quá no ngay gần thời điểm đo sẽ khiến cơ hoành không thể hạ xuống thấp nhất do bị dạ dày đang chứa đầy thức ăn cản trở, vì vậy làm cho phổi không thể giãn nở hết mức. Điều này làm sai lệch kết quả đo.

– Ngưng các thuốc giãn phế quản: Thuốc giãn phế quản sẽ làm cải thiện khả năng thông khí ở bệnh nhân do giúp mở rộng khẩu kính của các phế quản trong phổi. Nếu bệnh nhân sử dụng các thuốc giãn phế quản quá gần thời điểm do, dưới tác dụng của thuốc sẽ làm gia tăng giả tạo các kết quả của phép đo, từ đó gây sai lệch trong chẩn đoán. Những thuốc giãn phế quản nên được ngưng sử dụng 4h và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài nên được ngưng sử dụng ít nhất 12h trước khi đo.

do chuc nang ho hap trong chan doan benh phoi tac nghen man tinh copd ca9 5368466

Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc giãn phế quản trước khi đo chức năng hô hấp (Ảnh: Internet)

3. Các thông số trong đo chức năng hô hấp và ý nghĩa

Xét nghiệm đo chức năng hô hấp ở người bệnh COPD có thể cho ra nhiều thông số kết quả khác nhau, các thông số thường được quan tâm bao gồm:

– VC: Dung tích sống (VC) là thể tích khí mà người bệnh hít vào hay thở ra hết sức, sự giảm dung tích sống lớn hơn 20% so với dung tích sống lý thuyết thì được coi là bệnh lý. Trong COPD, người ta thường quan tâm nhiều đến chỉ số dung tích sống gắng sức (FVC) là kết quả khi hít vào hoặc thở ra nhanh, mạnh và hết sức và thông thường thì giá trị của FVC sẽ bằng giá trị của VC.

– FEV1: Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên (FEV1) cũng là chỉ số được quan tâm nhiều trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Chỉ số này cho phép đ.ánh giá đường thở của người bệnh có thông thoáng hay không, có bị cản trở thông khí hay không. Do đó, nó là một trong các tiêu chuẩn được sử dụng để chẩn đoán và phân độ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

– Tỷ số Tiffeneau: Được tính bằng công thức FEV1/VC, chỉ số Tiffeneau có ý nghĩa giúp đ.ánh giá mức độ co giãn của hệ hô hấp và tình trạng thông thoáng của đường dẫn khí. Do FVC thường có giá trị bằng VC nên người ta hay sử dụng tỷ số FEV1/FVC để làm giá trị của tỷ số Tifeneau.

Ngoài ra, trong kết quả đo chức năng hô hấp người ta còn có thể ghi nhận một số các chỉ số khác kể đến như thể tích khí lưu thông, thể tích khí dự trữ hít vào, thể tích khí dự trữ thở ra, thể tích khí dự trữ hít vào, thể tích khí cặn, thông khí phút tối đa,…

4. Phân độ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính theo kết quả đo chức năng hô hấp

Theo chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease – GOLD), thì người ta phân độ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính theo kết quả đo chức năng hô hấp kèm theo một số yếu tố khác như sau:

Giai đoạn 1: FEV1/FVC dưới 70% và giá trị FEV1 dưới 80% giá trị theo lý thuyết. Người bệnh có thể có hoặc không có các biểu hiện của bệnh.

Giai đoạn 2: FEV1/FVC dưới 70% và giá trị 50% dưới FEV1 dưới 80% giá trị theo lý thuyết. Người bệnh hay có các biểu hiện lâm sàng của bệnh.

Giai đoạn 3: FEV1/FVC dưới 70% và giá trị 30% dưới FEV1 dưới 80% giá trị theo lý thuyết và người bệnh thường xuyên có các biểu hiện của bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống.

Giai đoạn 4: FEV1/FVC dưới 70% và giá trị FEV1 dưới 30%. Bệnh nhân bị ảnh hưởng cuộc sống nặng nề và thậm chí có thể t.ử v.ong.

5. Những yếu tố làm sai lệch kết quả và các chống chỉ định của đo chức năng hô hấp

5.1. Các yếu tố làm sai lệch kết quả đo

Trong quá trình thực hiện kỹ thuật, một số yếu tố từ cả phía nhân viên y tế và bệnh nhân nếu không được kiểm soát tốt thì có thể dẫn đến sự sai lệch trong kết quả đo chức năng hô hấp.

– Các yếu tố liên quan đến thầy thuốc: Nhưng sai sót liên quan đến thầy thuốc như không thông thạo kỹ thuật đo, máy móc không được bảo trì thường xuyên và không thực hiện hướng dẫn bệnh nhân tốt,… có thể sẽ dẫn đến đo chức năng hô hấp không chính xác.

– Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân: Người bệnh không đúng tư thế, hít vào và thở ra không hết sức, ho hoặc nói chuyện khi đo, ngậm ống thổi không kín,… cũng là những yếu tố khiến cho kết quả bị sai lệch.

5.2. Các chống chỉ định của đo chức năng hô hấp

Trong một số trường hợp, đo chức năng hô hấp trên bệnh nhân dù có ý nghĩa tương đối nhưng lại đem đến nhiều nguy cơ biến chứng nặng nề, lớn hơn rất nhiều so với ý nghĩa mà nó mang lại. Do đó, đo chức năng hô hấp bị chống chỉ định cho các trường hợp sau:

do chuc nang ho hap trong chan doan benh phoi tac nghen man tinh copd 29b 5368466

Bệnh nhân đau ngực chưa rõ nguyên nhân, mắc hội chứng vành cấp,… là các chống chỉ định của đo chức năng hô hấp (Ảnh: Internet)

– Bệnh nhân đang ở trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

– N.hiễm t.rùng cấp tính tại đường hô hấp hoặc ho ra m.áu chưa rõ nguyên nhân.

– Bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp, phình động mạch chủ hoặc đau ngực không rõ nguyên nhân.

– Bệnh nhân mới phẫu thuật bụng hay lồng ngực.

Qua đó có thể thấy rằng, đo chức năng hô hấp là một xét nghiệm hết sức có giá trị trong sàng lọc, chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt và phân độ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vì vậy, đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh và bệnh nhân, việc đo chức năng hô hấp nên được tiến hành định kỳ để theo dõi sớm các rối loạn thông khí và sự tiến triển của các rối loạn này nếu có.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *