Tại sao phải bổ sung chất béo lành mạnh?

Cơ thể chúng ta cần chất béo để khỏe mạnh. Chất béo hiện diện trong tất cả màng tế bào và cần thiết cho chức năng tế bào.

Song, điều đó không có nghĩa là tất cả các chất béo thực phẩm đều giống nhau và thực tế là có một số chất béo tốt, một số lại có hại. Đó là lý do tại sao cần thay thế chất béo không tốt bằng chất béo lành mạnh để giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

tai sao phai bo sung chat beo lanh manh b6f 5370873

Ảnh minh họa, Nguồn: internet.

Các chất béo lành mạnh phổ biến nhất là Omega-6 và Omega-3. Việc tăng tiêu thụ Omega-3 có lợi cho sức khỏe tim mạch và giảm mỡ m.áu. Do đó, chế độ ăn giàu hoặc có hàm lượng Omega-3 cao trong cả thực phẩm và các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung đều có lợi cho sức khỏe.

Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, nhưng vitamin D lại tan trong chất béo, có nghĩa là nó được hấp thụ trong lipid, vì thế một chế độ ăn có đủ lượng chất béo cũng rất cần thiết.

Để bổ sung chất béo lành mạnh, chúng ta có thể sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu chất béo tốt và bổ dưỡng như quả bơ, nó chứa chất béo không bão hòa đơn và có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.

Quả bơ cũng là nguồn chất xơ tốt, đã được chứng minh là làm giảm cholesterol LDL (xấu), đồng thời tăng cholesterol HDL (tốt). Socola đen có nhiều chất béo, chất xơ và chứa hơn 50% lượng sắt, magiê, đồng và mangan cần cho cơ thể mỗi ngày.

Trứng chứa hầu hết mọi chất dinh dưỡng chúng ta cần, bao gồm protein, chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho việc giảm cân. Các loại cá nhiều mỡ như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích có nhiều omega-3, protein chất lượng cao. Các loại hạt có nhiều chất béo, chất xơ mà chúng ta có thể bổ sung gồm hạnh nhân, quả óc chó, hạt macadamia…

Chế độ dinh dưỡng cho người bị chàm

Những người mắc bệnh chàm (eczema) thường gặp phải các triệu chứng như da khô, ngứa, nứt nẻ, đóng vảy, xuất hiện các mảng đỏ và mụn đỏ trên da… Các yếu tố môi trường và dị ứng thực phẩm được cho là nguyên nhân gây ra bệnh chàm.

che do dinh duong cho nguoi bi cham 531 5279918

SHUTTERSTOCK

Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh chàm ở trẻ sơ sinh sẽ thấp hơn nếu người mẹ bổ sung

lợi khuẩn probiotic (có trong sữa chua) và tránh uống sữa bò trong thai kỳ. Nuôi con bằng sữa mẹ trong 3 tháng đầu cũng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có t.iền sử gia đình mắc bệnh chàm, theo chuyên san Canadian Family Physician.

Theo các chuyên gia, người mắc bệnh chàm nên tăng cường thực phẩm kháng viêm như sau để giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi giàu a xít béo omega-3, có tác dụng kháng viêm và giúp giảm viêm da, theo nghiên cứu được đăng trên chuyên san PMC. Nếu ăn chay, bạn có thể bổ sung a xít béo omega-3 từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật như hạt lanh, hạt chia, cải bó xôi.

Quercetin là chất flavonoid tự nhiên có trong nhiều loại trái cây và rau quả. Quercetin có đặc tính chống ô xy hóa và kháng histamine (chất gây dị ứng) có thể làm giảm viêm và histamine trong cơ thể, do đó giúp ngăn ngừa nổi chàm. Các loại thực phẩm có chứa quercetin là quả táo, dâu tây, quả mâm xôi, hành tây, quả nho, trà xanh, các loại hạt và bông cải xanh.

Thực phẩm giàu lợi khuẩn probiotic giữ cho đường ruột khỏe mạnh. Probiotic cũng đã được chứng minh là làm giảm bùng phát bệnh chàm. Các loại thực phẩm giàu probiotic là sữa chua, súp miso, kim chi, dưa cải… (ảnh).

Bị bệnh chàm cần tránh thực phẩm nào?

Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh chàm là trứng, các chế phẩm từ sữa, hạt, đậu nành, lúa mì, trái cây họ cam quýt, cà chua.

Thực phẩm chế biến sẵn chứa các thành phần nhân tạo và chất bảo quản cũng có thể làm các biểu hiện của bệnh chàm nghiêm trọng hơn. Cụ thể là bột ngọt, chất béo chuyển hóa, chất màu nhân tạo, chất làm ngọt nhân tạo…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *